Giá trị bồi thường thiệt hại

Giá trị bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là chế tài phổ biến được áp dụng trong tranh chấp thương mại quốc tế mà cụ thể là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Việc giải quyết tốt các tranh chấp và quy định rõ về điều khoản vi phạm hợp đồng cũng như bồi thường thiệt hại là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp kiến thức cho các bạn về điều khoản bồi thường thiệt hại và giá trị bồi thường khi xảy ra thiệt hại trong hợp đồng.

Boi thuong thiet hai hop dong
  1. Bồi thường thiệt hại là gì?

  2. Khái niệm

  1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
  2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm
  1. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

  1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
  2. Có thiệt hại thực tế;
  3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên

1)    Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

2)    Nghĩa vụ hạn chế tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

Nếu không, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.

3)    Quyền yêu cầu tiền lãi do chậm thanh toán

Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hoặc thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác.

Bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền trả chậm đó dựa theo lãi suất trên thị trường hiện hành.

     III.     Lưu ý

1.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vẫn phát sinh dù không có thỏa thuận giữa các bên và khi hội tụ đủ các yếu tố nêu trên.

2.Đối với chế tài bồi thường thiệt hại, luật pháp không giới hạn mức tối đa bên vi phạm phải bồi thường.

Boi thuong thiet hai hop dong

3.Luật cũng quy định các trường hợp miễn trừ trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như:

  • trường hợp miễn trách nhiệm do các bên đã thỏa thuận
  • sự kiện bất khả kháng
  • hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
  • do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền

4.Bên bị vi phạm có thể áp dụng cùng lúc cả hai chế tài:

  • phạt vi phạm
  • bồi thường thiệt hại

5.Để đảm bảo quyền lợi của mình, các bên cần lưu ý đến điều khoản bồi thường thiệt hại khi ký kết hợp đồng

Indochina247 cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng xuất nhập khẩu và quy trình thực hiện hợp đồng cũng như hỗ trợ quý khách hàng xin giấy phép xuất nhập khẩu của các bộ, ngành liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi để nhận được hỗ trợ nhanh nhất!

 

 

Indochina247

Recent Posts