google-site-verification: google4345d0a6db42edf2.html
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

89 / 100

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – 130SN (GPI)

Ngày nay, việc trao đổi mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp không còn chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia mà đã được mở rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên thế giới. Giao dịch thương mại quốc tế diễn ra ngày càng thường xuyên và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Luật Thương mại Việt Nam 2005 đã quy định: hoạt động mua bán hàng hóa có được coi là mua bán hàng hóa quốc tế hay không không phụ thuộc vào nơi cư trú, trụ sở hay quốc tịch của các bên là Việt Nam hay nước ngoài, mà phụ thuộc vào tiêu chí vận chuyển hàng hóa qua biên giới.

Để thực hiện các giao dịch thương mạ quốc tế thành công và đúng pháp lý thì việc soạn thảo hợp đồng, đàm phán kí kết hợp đồng là điều kiện tiên quyết.

Hợp đồng mua bán quốc tế là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.” – Nghiệp vụ ngoại thương. 

Để hiểu và nắm rõ hơn quy trình ký kết, thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, nhóm chuyên gia – Indochina247.com sẽ tiến phân tích một trường hợp vận chuyển đường biển rất cụ thể: “Hợp đồng nhập khẩu của CÔNG TY TNHH ABC”

Lưu ý: Tên công ty và một số thông số bị đổi do yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng, mong bạn đọc thông cảm.

PHÂN TÍCH NỘI DUNG HỢP ĐỒNG VÀ NHẬN XÉT CHUNG

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Điều khoản loại hàng, số lượng, chất lượng của hàng hóa

– Tên hàng: Dầu gốc 130SN (GP I)

– Xuất xứ: Indonesia

– Số lượng: 60 triệu tấn

– Phần trăm số lượng hàng hóa sai lệch: ±5%

– Địa điểm hàng đến: Ga Cát Lái, cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhận xét:         

Điều khoản tên hàng là điều khoản mô tả hàng hóa, bắt buộc có trong hợp đồng mua bán và phải đượcghi  thống nhất một cách hiểu giữa các bên.

Căn cứ theo Nghị định 187/2013/NĐ-CPvà thông tư số 04/2014/TT-BCT thì dầu nền không thuộc mặt hàng cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu.

Đây là cách ghi kèm theo quy cách chính và kèm theo nước sản xuất. Kí hiệu GP I cho biết đây là loại dầu nền thuộc nhóm I (Viện Dầu Khí Hoa Kỳ chia dầu nền thành 5 loại), chứa ít hơn 90% độ bão hòa, lớn hơn 0,03% lưu huỳnh và chỉ số nhớt từ 80 đến 120; phạm vi nhiệt độ từ 32 đến 150 độ F. Kí hiệu SN cho biết độ dung môi thông thường của dầu, ở đây cụ thể là 130SN. Ngoài ra tên còn được viết kèm nơi sản xuất là Indonesia.

Điều khoản về giá

– Đơn giá: $540/triệu tấn

– Đây là đơn giá CIF, cảng Hồ Chí Minh, ga Cát Lái, Việt Nam. Người bán phải trả mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho đến khi hàng đã được giao tại cảng dỡ hàng bao gồm cả chi phí bảo hiểm, cước phí vận tải.

– Đồng tiền tính giá: USD

Nhận xét:

– Điều khoản này thường gồm các quy định về đồng tiền tính giá, xác định mức giá, phương pháp quy định giá, giảm giá.

– Giá cả trong hợp đồng thương mại quốc tế có thể tính theo đồng tiền nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc nước thứ ba tùy hàng hóa và tập quán các bên. Trong hợp đồng này, các bên sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) làm đồng tiền tính giá. Đây là đồng tiền mạnh, tự do chuyển đổi và thuận tiện cho tính toán, trao đổi giữa các bên.

– Phương pháp quy định giá: quy định giá theo mức giá cố định 540US$/đơn vị; tổng đơn là 32383.80US$ được ghi bằng cả số và chữ.

– Trong hợp đồng không ghi rõ áp dụng bộ quy tắc Incoterms năm nào, điều này có thể gây khó khăn cho cả hai bên khi xảy ra tranh chấp, phân chia rủi ro. → Nên sửa thành: CIF Ho Chi Minh Port, Cat Lai Terminal, Viet Nam, Incoterms 2010

Điều khoản về phương pháp thanh toán

Thanh toán được thực hiện cho ngân hàng đại diện của người bán khi xuất trình hóa đơn với số lượng hàng đã giao thực tế.

– Tên tài khoản: WBF PTE LTD

– Tên ngân hàng: DBS Bank

– Địa chỉ: Ngân hàng DBS, 12 Đại lộ Marine, DBS Asia Central, MBC Tower 3, Singapore 018982

– Mã SWIFT: DBSSSGSG

– Số tài khoản (tài khoản USD): 000-111-222-333-444

Nhận xét:

– Đồng tiền thanh toán là đồng đô la Mỹ, giống đồng tiền tính giá. Đây là đồng tiền mạnh, tương đối ổn định, tự do di chuyển, thuận tiện cho cả hai bên trong việc tính giá và trao đổi.

– Giao dịch sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện trả trước, rủi ro nghiêng về phía nhà nhập khẩu, tức công ty ABC. Cụ thể:

– Với việc chuyển tiền trước (down payment), công ty ABC phải đối mặt với cả rủi ro khách quan và chủ quan. Về mặt chủ quan, có thể do bản thân nhà xuất khẩu là công ty WBF không đáp ứng được việc giao hàng đúng hạn. Về mặt khách quan, có khi rủi ro lại đến từ biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay các yếu tố bất khả kháng khiến cho việc giao hàng bị hủy hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty ABC, gây thiệt hại về tiền của và uy tín của công ty.

– Các chứng từ qui định chi tiết trong hợp đồng bao gồm: vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thuế giá trị gia tăng. 

Điều khoản về chứng từ

Bao gồm:

– Hóa đơn thương mại

– Phiếu đóng gói hàng hóa

– Vận tải đường biển

– Bảng phân tích thành phần sản phẩm

– Giấy chứng nhận xuất xứ

– Giấy thông hành vào thị trường ASEAN cấp bởi văn phòng địa phương, Indonesia

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Nhận xét:Bộ chứng từ tương đối đầy đủ, giúp việc giao dịch hàng hóa được thuận lợi

Điều khoản về đóng gói

Dầu gốc130SN(GP I) đóng trong 3 túi flexibag. Mỗi flexibag chứa trong một container.

Net weight: 59970.00 KGS

Gross weight: 60270.00 KGS

Tổng: 20’x3=3 Flexible bags = 60270.00 KGS

Hàng hóa được đóng gói bằng túi Flexibag cung cấp bởi người bán và được chứa trong tổng cộng 3 containers 20’.

Nhận xét:

Đây là loại dầu nền thuộc nhóm I (Viện Dầu Khí Hoa Kỳ chia dầu nền thành 5 loại), chứa ít hơn 90% độ bão hòa, lớn hơn 0,03% lưu huỳnh và chỉ số nhớt từ 80 đến 120; phạm vi nhiệt độ từ 32 đến 150 độ F.

Túi Flexibag (hay Flexitank) là một giải pháp trong vận chuyển chất lỏng cũng giống như thùng phuy, thùng chứa hay bồn ISO Tank.Đây là loại túi đặc biệt, mềm, được làm từ Polyethylene hoặc Polyprorylene, là một sản phẩm độc đáo và tiện dụng. Túi có dung tích từ 10000 lít đến 24000 lít. Đây là giải pháp chứa đựng và vận chuyển các loại chất lỏng một cách an toàn, giảm thiểu được rủi ro nhiễm bẩn.

Lựa chọn Flexibag trong đóng gói dầu nền là do các lý do:

  • Thiết kế đặc biệt cho vận chuyển chất lỏng với khối lượng lớn
  • Cấu trúc nhẹ
  • Túi được thiết kế với van đặc biệt làm từ hợp kim chịu cường lực cao, với mức chịu lực, nhiệt độ cao hơn và việc chống lại sự ăn mòn so với những màng ngăn poly thông thường.
  • Thiết kế bu long nối giúp giải quyết vấn đề rò rỉ hàng hóa, giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc giữa van và màng túi, đặc biệt giúp hàng hóa tránh được ô nhiễm từ môi trường ngoài..
  • Tiết kiệm đáng kể hơn so với Drum/IBC trong quá trình vận chuyển những chất lỏng không nguy hiểm
  • Phù hợp trong vận chuyển bằng container 20’
    • Quy cách túi:
  • Bên trong: 3 hoặc 4 lớp PE thực phẩm dày 0,0125mm tiếp xúc với hàng hóa
  • Bên ngoài: 1 lớp PP chịu cường lực cao nhằm mục đích bảo vệ
  • Van: 1 van bướm nạp xả đáy tay thép
  • Dung tích: 10000 lít đến 24000 lít
  • Phụ kiện kèm theo:
  • Thanh thép: 5 thanh có kích thước 5cm x 5cm x 2,4cm
  • Vách ngăn: 1 tấm bìa catton 3 lớp gợn sóng đệm đuôi công có kích thước 1,8m x 2,4m
  • Giấy bìa: 1 cuộn catton 2 lớp gợn sóng có kích thước 1,5m x 2,8m
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Điều khoản vận chuyển

Phương thức vận chuyển: CIF (Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí)

Tên tàu: NORTHERN VOLITION

Nơi đi: Jarkata, Indonesia

Nơi đến: Ga Cát Lai, cảng Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày xuất phát dự kiến: 26/09/2016 từ Jakarta Indonesia đến cảng Cát Lai, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày cập bến dự kiến: 01/20/2016 tại cảng Cát Lai, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nhận xét:

Điều kiện cơ sở giao hàng được sử dụng ở đây là CIF (Cost, Insurance and Freight- Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) theo Incoterms của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) mà không có sự thay đổi nào trong thỏa thuận giữa hai bên. Có nghĩa là công ty WBF PTE.LTD sẽ chịu trách nhiệm giao hàng bao gồm ký kết hợp đồng vận tải, trả cước phí và mua bảo hiểm trong quá trình vận chuyển đến cảng Cát Lai, tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Phương thức vận chuyển chưa được ghi rõ ràng theo Incoterms năm nào có thể gây nhầm lẫn hoặc tranh chấp cho các bên

Điều khoản bốc dỡ hàng:

Nếu người mua không thể dỡ hàng trong khoảng thời gian đã quy định vì bất kỳ lý do gì thì người mua phải thông bán cho người bán trước 6 ngày so với thời hạn dỡ hàng. Hơn nữa, người bán có quyền bán số lượng hàng hóa chưa được bốc dỡ đó cho những người mua khác hoặc tự quyết định mà không cần thông báo cho người mua.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Điều khoản kiểm duyệt:

-Việc kiểm tra quá trình bốc dỡ hàng hóa phải được nhất trí giữa người mua và người bán.

-Xác định số lượng hàng hóa dựa trên cơ sở người kiểm duyệt độc lập.

-Xác định chất lượng hàng hóa dựa trên kết quả phân tích các mẫu bể của ngườikiểm duyệt.

-Bản khảo sát việc bốc dỡ hàng (nếu có) sẽ do người bán chịu trách nhiệm.

Quyền sở hữu và rủi ro:

Quyền sở hữu và rủi ro của hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua tại điểm giao hàng được  quy định tại mục 6 Incoterms 2010.

Trong trường hợp này, phương thức vận tải quy định trong hợp đồng là CIF tức là tại cảng xếp hàng, khi đặt hàng lên tàu.

Điều khoản bảo hành:

Sẽ không có bảo hành hay ngụ ý về tính thương mại, tính phù hợp, hoặc ngoại trừ trường hợp sản phẩm phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong hợp đồng.

Đối với loại hàng hóa này, cần có điều khoản bảo hành của người bán về chất lượng của dầu gốc trong 1 thời gian nhất định.

Điều khoản nghĩa vụ:

– Các bên không được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần các quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia.

– Trong trường hợp một bên giao quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận này sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia (như đã đề cập ở trên), bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải cùng chịu trách nhiệm về việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bên kia.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Điều khoản giải quyết tranh chấp và luật áp dụng:

– Bất kỳ tranh chấp hoặc yêu cầu bồi thường nào phát sinh ngoài hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết một cách thân thiện thông qua đàm phán và thảo luận giữa các bên.

– Trong trường hợp các bên không thể giải quyết tranh chấp trong vòng 30 ngày kể từ khi đàm phán và thảo luận bắt đầu, cả hai bên đều đồng ý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thông qua và phù hợp với trọng tài tại Singapore. Việc phân xử trọng tài là quyết định cuối cùng và ràng buộc các bên tham gia.

– Thỏa thuận này sẽ được quản lý và giải thích theo luật pháp của nước Cộng hoà Singapore.

– Toàn bộ những chi phí phát sinh tron quá trình xét xử nếu không có sự thỏa thuận trước giữa hai bên thì sẽ do bên thua kiện chịu.

Tiêu đề

Các tiêu đề trong thỏa thuận này chỉ nhằm thuận tiện cho việc tham khảo thuận tiện và không ảnh hưởng đến việc giải thích.

Các điều khoản nên bổ sung, sửa chữa trong hợp đồng

Nhận xét: Nội dung và hình thức hợp động chặt chẽ. Hợp đồng đã bao gồm đầy đủ các điều khoản chủ yếu: tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian địa điểm giao nhận hàng. Trong đó tên hàng chính xác, không thể hiểu khác được. Số lượng, chất lượng được quy định rõ cả hai bên đều nắm được, Thời gian giao nhận, địa điểm giao nhận xác định rõ.

Ngoài ra hợp đồng còn có thêm các điều khoản về trọng tài đưa ra cách thức giải quyết tranh chấp rất rõ ràng. Đưa ra hai phương án giải quyết trong đó đề cập đến trước phương án giải quyết nội bộ, tránh những phát sinh về chi phí, thời gian đối với những vấn đề có thể đàm phán giữa hai bên được. Vì việc nhờ đến trọng tài kinh tế sẽ tốn kém và nhiều thủ tục. Tuy nhiên nếu không thể đàm phán được thì phương án sau đó đã đưa ra là nhờ đến trọng tài tại Singapore.

Điều khoản giá cả

Trong hợp đồng đã nêu điều khoản giá cả, tuy nhiên hai bên nên chỉ ra phương pháp quy định giá là phương pháp giá cố định hay giá linh hoạt. Đối với hàng hóa là dầu gốc, trong khoảng thời gian giao hàng và trao đổi khoảng 10 ngày thì giá cả ít biến động nên sử dụng phương pháp giá cả cố định là hợp lý.

Điều khoản bất khả kháng

Ví dụ:

Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước và không ngăn cản được, bao gồm nhưng không hạn chế: Chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, đình công, thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần, cháy nổ, sự can thiệp của Chính phủ,.. bên bị ảnh hưởng sẽ gửi thông báo bằng Fax cho bên kia trong vòng 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố. Bằng chứng Bất khả kháng sẽ được Cơ quan có thẩm quyền phát hành và được gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày. Quá thời gian trên, Bất khả kháng không được xem xét.

Trong trường hợp bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng ; nếu các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng được tính thêm một khoảng thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp BKK cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng nếu khoảng thời gian được kéo dài quá các thời hạn theo quy định của luật áp dụng cho hợp đồng này thì bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Điều khoản thanh toán

Phương thức thanh toán trên chứa đựng rủi ro lớn cho người mua.

Nhóm gợi ý sử dụng phương thức thanh toán:

– Sử dụng phương thức thanh toán bằng thư tín dụng không thể hủy ngang, (Irrevocable L/C) đem lại rủi ro ít nhất cho bên bán là WBF PTE LTD khi mà Ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu người xuất khẩu gửi đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung quy định trong L/C. Đối với Công ty Trách nhiện hữu hạn công nghiệp ABC thì đảm bảo về việc được chuyển hàng.

– Tuy phương thức thanh toán này gây tốn kém chi phí cho cả 2 bên hơn so với các phương thức khác nhưng nó đem lại ít rủi ro hơn cho cả 2 bên.

PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ

Chứng từ hàng hóa

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

  • Cơ sở lý thuyết:

Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua.

Hóa đơn thương mại quốc tế là hóa đơn thương mại được sử dụng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại, trụ sở kinh doanh tại các quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực hải quan khác nhau. Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu và là một văn bản không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng. Trên hóa đơn thương mại quốc tế thường có: số và ngày lập hóa đơn; tên và địa chỉ người xuất khẩu; tên và địa chỉ người mua và người thanh toán (nếu không là một); phương tiện vận tải; các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán; danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá, trị giá theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền phải thanh toán (phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ). Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quy định trong hợp đồng mua bán.

  • Phân tích:

Cụ thể hóa đơn trong bộ chứng từ:

  • Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE
  • Hoá đơn số: 9969-INV-2641
  • Ngày phát hành: 23/09/2016
  • Nơi phát hành: 2 JURONG EAST STREET 21, #05-30 IMM BUILDING, SINGAPORE
  • Giới thiệu các bên liên quan:

Bên người mua:

Tên công ty: PHUONG HOANG INDUSTRIAL LIMITED

Địa chỉ: phòng 216-263 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM

Bên người bán:

Tên công ty: WBF PTE LTD

Địa chỉ: 2 JURONG EAST STREET 21, #05-30 IMM BUILDING, SINGAPORE

  • Điều kiện giao hàng: CIF Cảng Cát Lai, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hình thức vận chuyển: Đường biển
  • Thời gian dự kiến khởi hành: 26/09/2016
  • Thời gian dự kiến cập bến : 01/10/2016
  • Tên tàu nhận chở hàng: Northern Volition/1609N
  • Cảng bốc hàng lên: Jakarta, Indonesia
  • Cảng trả hàng: Hồ Chí Minh (Cát Lai) Việt Nam
  • Đặc điểm cụ thể về hàng hóa:
  • Xuất xứ: Indonesia
  • Điều khoản thanh toán: CIF Cat Lai, Việt Nam
  • Dầu gốc 130SN (GP I)
  • Số lượng: 59.97 MT
  • Giá đơn vị: 540US$/MT
  • Tổng giá trị: 32,383.80 US$
  • Đóng gói: Container mềm -chuyên dụng để chuyên chở chất lỏng, số lượng 03
  • Phương thức thanh toán: TT in advance (Chuyển tiền trước)

Nhận xét:

– Các nội dung về số lượng, đơn giá và tổng giá trị ở trên chưa hoàn toàn trùng khớp với nội dung của hợp đồng và vận đơn nhưng vẫn trong mức chênh lệch cho phép (+/- 5% so với số lượng)

– Hóa đơn thương mại đã thể hiện các thông tin cần thiết như: Số và ngày lập hóa đơn; Tên, địa chỉ người bán và người mua; Thông tin hàng hóa; số lượng, đơn giá, số tiền; điều kiện cơ sở giao hàng; điều kiện thanh toán; fax; số hợp đồng; cảng xếp, dỡ; tên tàu, … Thông tin đã tương đối chi tiết và đầy đủ và không có mâu thuẫn với các giấy tờ khác.

– Ngày lập hóa đơn thương mại 23/09/2016, tức sau ngày ký hợp đồng13/09/2016 và trước ngày giao hàng cuối cùng quy định trong hợp đồng 01/10/2016 nên hóa đơn thương mại này hợp pháp và có hiệu lực.

Đối chiếu với UCP 600:

– Hóa đơn này do Người xuất khẩu (Người bán) phát hành.

– Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải kí, tuy nhiên thực tế ở đây người xuất khẩu vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã kí. Nguyên nhân là do người nhập khẩu còn cần cho mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phân kế toán.

– Hóa đơn đã thể hiện đơn giá như trong hợp đồng, số lượng chênh lệch nằm trong dung sai cho phép. 

– Đồng tiền ghi trong Hóa đơn thương mại trùng khớp với hợp đồng.

Phiếu đóng gói (Packing List)

  • Cơ sở lý thuyết

Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra. Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói chi tiết liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.

Nội dung của phiếu đóng gói gồm:  Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng.  Ngoài ra, đôi khi hối phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật.  Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.

  • Chức năng:

Chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hoá, nhìn vào đó ta hiểu được lô hàng đóng gói như thế nào. Điều này giúp ta tính toán được:

– Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, kích thước của container phù hợp để đóng gói

– Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hoặc phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu,.. (phụ thuộc vào tính chất hàng hoá có phải là hàng dễ vỡ không)

– Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như tế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp.

– Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hoá, trong quá trình làm thủ tục hải quan

  • Thông tin về phiếu đóng gói:

– Thông tin của người giao hàng:

– Thông tin người nhận

– Hoá đơn

+ Số hoá đơn: 9969-INV-2641

+ Ngày lập: 23/09/2016

– Phương thức thanh toán: chuyển tiền bằng điện, chuyển tiền trả trước

– Đóng gói: trong túi flexibag

– Điều kiện vận chuyển: CIF HCMC (Cát Lái), VN

– Tàu: Northern Volition, chuyển: 1609N

– Ngày xuất bến và ngày cập cảng: 26/09/2016 – 01/10/2016

– Cảng đi: Jakarta, Indonesia

– Cảng đến: Cát Lái, HCM, VN

– Mô tả hàng hoá: Dầu nên 130SN (GP I)

– Cách đóng : 3 container, số cont và số chì lần lượt: BEAU 2240527 – CK021593, BEAU 2588591 – CK021454, DRYU 3128050 – CK021454. 3 cont chứa lần lượt 19,92 tấn dầu, 20,03 tấn dầu, 20,02 tấn dầu được đóng gói trong 3 túi flexibag

– Khối lượng tịnh: 59,97 tấn

– Khối lượng thực: 60,27 tấn

  • Nhận xét:

– Phân bố khối lượng hàng hoá trong 3 container khá đồng đều.

– Túi Flexibag có cấu trúc nhẹ, thiết kế phù hợp để vận chuyển chất lỏng dầu/hoá chất/thực phẩm không nguy hiểm, tiết kiệm đáng kể so với IBC và ISO tank.

Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)

  • Cơ sở lý thuyết:

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là C/O) là văn bản do tổ chức có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những qui định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa.

Nhưng tính “xuất xứ” trong một C/O không nghiễm nhiên đồng nghĩa với quốc gia xuất hàng, mà đó phải là quốc gia đã thực sự sản xuất/chế tạo hàng hóa đó. Việc này nảy sinh, khi hàng hóa không được sản xuất từ 100% nguyên liệu của quốc gia xuất hàng, hoặc quá trình chế biến và giá trị gia tăng không xuất phát từ một quốc gia duy nhất. Thông thường, nếu hơn 50% giá hàng bán ra xuất phát từ một nước thì nước đó được chấp nhận là quốc gia xuất xứ.Theo nhiều hiệp ước quốc tế khác, các tỉ lệ khác về mức nội hóa cũng được chấp nhận.

Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa, C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê.

  • Phân tích

Nội dung C/O (theo form D của ASEAN TRADE IN GOODS AGREEMENT, cấp tại Indonesia)

  • Tên giấy tờ: Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
  • Giấy chứng nhận số: 0079633/JKT/2016
  • Doanh nghiệp xuất khẩu (Exporter’s business name, address, country): Công ty WBF PTE LTD SINGAPORE
  • Hoá đơn số: 9969-INV-2641
  • Mô tả sản phẩm:
  • Xuất xứ: Indonesia
  • Điều khoản thanh toán: CIF Cat Lai, HCMC
  • Dầu gốc 130SN (GP I)
  • Số HS của nước xuất khẩu: 27101941

Nhận xét:

– Giấy chứng nhận có tuyên bố của người xuất khẩu đảm bảo các thông tin là chính xác và hàng hóa được sản xuất tại Indonesia tuân theo Các nguyên tắc xuất xứ của Nước cộng hòa Indonesia và trong luật thương mại hàng hóa của các nước ASEAN.

-Đã có chữ ký hợp pháp của người đại diện bên bán và đóng dấu hợp pháp  kèm theo ngày và địa điểm ký.

-Giấy chứng nhận có đóng dấu của Phòng thương mại quốc tế ICC.

-Giấy chứng nhận xuất xứ thuộc form D này chính là một chứng từ quan trọng việc xuất khẩu hàng hóa giữa các quốc gia ASEAN để được ưu đãi thuế. Hàng hoá có giấy chứng nhận xuất xứ C/O form D, áp dụng cho hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định CEPT, họ sẽ được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu ( đối với phần lớn mặt hàng thì thuế nhập khẩu là 0%). Chính vì thế, khi xuất khẩu hàng đi các quốc gia Đông Nam Á, nhà nhập khẩu luôn yêu cầu nhà xuất khẩu phải cung cấp C/O này. Và điều đó đã được áp dụng một cách chặt chẽ với hoạt động nhập khẩu dầu gốc giữa hai doanh nghiệp có trụ sở tại Việt Nam và Singapore.

Chứng nhận phân tích chất lượng (Certificate of Analysis)

  • Cơ sở lý thuyết

Khái niệm:Certificate of Analyst (C/A) là bản phân tích thành phần sản phẩm

Mục đích:

– Giúp người bán quản lý được chất lượng sản phẩm đầu ra

– Người mua nắm được chính xác chất lượng sản phẩm.

– Người tiêu dùng trả lời được câu hỏi “cái này là cái gì?”

– Cơ quan quản lý xác định được hàng hoá có được phép lưu thông không, ngoài ra có thể mức thuế của loại hàng hoá.

  • Phân tích:

– Mô tả sản phẩm: Dầu gốc150N (GP II)

– Ngày phân tích: 23/09/2016

– Khối lượng: 59,97 tấn

– C/A theo hoá đơn 9969 ngày 16/09/2016

– Kết quả

Kiểm tra Phương pháp Kết quả
Ngoại quan Mắt thường Sáng và sạch (bright and clean)
Đo màu ASTM ASTM – D1500 L0.5
Tỉ trọng tại 15 độ C ASTM D4052 0.8685 kg/L
Độ nhớt ở 100 độ C ASTM – D7279 4.650 mm2/s
Độ nhớt ở 40 độ C ASTM – D7279 24.93 mm2/s
Chỉ số độ nhớt ASTM – D2270 102
Chớp cháy cốc kín ASTM – D93A 215 độ C
Nhiệt độ đông đặc ASTM – D5950 -15 độ C
  • Nhận xét:

– Mô tả sản phẩm là GP II, không phải GP I như trên các giấy tờ khác. Nhóm đã tìm đọc tài liệu về dầu gốc nhưng không vẫn chưa tìm hiểu được GP là kí hiệu mang ý nghĩa gì nên chưa thể giải thích.

– Ngày phân tích trùng với ngày đóng gói hàng.

– Khối lượng và số hoá đơn trùng khớp.

– Kết quả phân tích trình bày rõ ràng  phương pháp và kết quả kiểm tra những thông số, đặc điểm cơ bản của dầu gốc.

– Kết quả có dấu của công ty XK, tức chứng nhận này được cấp bởi công ty XK nên có thể  thiếu khách quan, không đáng tin cậy đối với cơ quan hải quan và người NK.

Chứng từ vận tải

Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

Vận đơn, thường được viết tắt là B/L (Bill of Lading), là chứng từ chuyên chở hàng hóa được người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng xác nhận việc người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người gửi hàng. Một vận đơn đường biển (Marine Bill of Lading) mang 3 chức năng cơ bản sau:

Thứ nhất, một biên lai của người chuyên chở giao cho người xếp hàng, chứng tỏ số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích và giao hàng cho người có vận đơn gốc.

Thứ hai, một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.

Thứ ba, vận đơn gốc là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.

Thông qua nội dung của vận đơn đường biển trong bộ chứng từ nghiên cứu, ta có thể thấy được những nội dung chính được ghi ở Vận đơn đường biển trong hợp đồng:

Tiêu đề: BILL OF LADING, cho thấy giao dịch này chỉ dùng 1 phương thức vận tải là vận tải đường biển. Cụ thể vận đơn trong bộ chứng từ:

Với tổng số container cho đơn hàng là ba (3), người XK thuê tàu chuyến ( Voyage)  với lịch trình cố định ( Jakarta Indonessia đến Cát Lai, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam) với các điểm chú ý sau:

  • Số vận đơn: CKCOJKT601717
  • Người nhận hàng (Consignee): ABC Industrial Limited
  • Người giao hàng ( Shipper): WBF PTE LTD
  • Bên nhận thông báo : cũng là Consignee
  • Cảng xếp hàng: Jakarta Indonesia
  • Cảng đến: Cát Lai, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Tên tàu và số hiệu: Northern Volition/ 1609N
  • Mô tả hàng hóa: Người gửi hàng xếp hàng, kiểu hàng và kẹp chì, gồm 3 cont 20’ dầu gốc 130SN trong 3 túi flexible.
  • Số cont/ Số chì:
  • 20’ BEAU2240517/CKO21593
  • 20’ BEAU2588591/CKO21454
  • 20’ DRYU3128050/CKO21457
  • Cước phí: Trả trước (theo điều khoản CIF đã thỏa thuận)

– Ngày và nơi phát hành: Jakarta Agent, 27 tháng 9 năm 2016

– Số lượng bản gốc B/L đã được phát hành: 0 ( không) bản

– Thuật ngữ Freight Prepaid hàm ý Shipper (công ty WBF PTE LTD) phải trả cước tại cảng xếp hàng, đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu phải trả cước trước (hãng tàu không chấp nhận công nợ). Cước Prepaid thường gặp trong hợp đồng CIF.

– Thuật ngữ CY/CY trên vân đơn thể hiện đây là lô hàng nguyên (FCL), trách nhiệm của người vận tải đối với lô hàng là từ Bãi container tại cảng đi Jakarta tới Bãi container tại cảng đến Cát Lái. Thuật ngữ này đặc biệt được sử dụng đối với vận tải hàng bằng container.

  • Nhận xét:

– Tra theo mã B/L CKCOJKT 1601717 tìm được hành trình của tàu:

Yard Name ETA ETD
JAKARTA INTERNATIONAL CONTAINER TERMINAL 2016-09-26 07:00 2016-09-27 08:00
TERMINAL TELUK LAMONG 2016-09-28 12:00 2016-10-01 04:00
CAT-LAI 2016-10-04 18:30 2016-10-06 14:00
WAI GAO QIAO TERMINAL #5 2016-10-11 09:00 2016-10-12 03:00
HUTCHISON PUSAN TERMINAL 2016-10-13 12:00 2016-10-15 13:00
SMLINE GWANGYANG TERMINAL(EX. HSGT) 2016-10-15 18:30 2016-10-16 07:00

 

Vậy tàu dự kiến xuất phát tại cảng container quốc tế Jakarta vào 8h00 ngày 27/9/2016 và cập cảng Cát Lái vào 18h30 ngày 04/10/2016

  • B/L đầy đủ thông tin các bên.
  • Mục vận chuyển nội địa trước khi hàng được đưa đến cảng (pre-carriage by) đi được để trống nên hiểu là việc vận chuyển đến cảng bên chủ hàng hoặc được chủ hàng thuê lại thực hiện.

Đây là loại vận đơn “Surrendered”, tức là khi ký phát vận đơn, người vận chuyển đã đóng dấu “đã nộp vận đơn” (surrendered) lên vận đơn và thu hồi vận đơn đồng thời thông báo cho đại lý tàu tại cảng đích biết để đại lý trả hàng cho người nhận mà không cần thu hồi vận đơn gốc.

=> Vì sao công ty lại chọn nhập hàng hoá theo điều kiện CIF? Ưu và nhược điểm của việc nhập CIF đối với doanh nghiệp?

  • Về nguyên nhân:

+ Bên mua muốn kéo dài trách nhiệm của bên bán.

Ngành hàng hải trong nước chưa thực sự đủ mạnh. Các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải và đại lý vận tải chưa mở rộng được ra thị trường nước ngoài, mạng lưới vận tải của Việt Nam ở nước ngoài còn ít, hệ thống đại lý không nhiều.

Các đội tàu của VN chủ yếu vận chuyển theo từng chuyến, tình trạng để tàu chạy không hàng còn nhiều, là nguyên nhân chi phí vận tải tăng, kéo giá thành vận tải tăng theo.

+ Chất lượng đội tàu biển Việt Nam chưa cao, các tàu có tuổi tương đối cao, rủi ro cũng như phí bảo hiểm cho hàng hoá cũng tăng lên. Nếu nhập CIF, công ty sẽ tránh được những rủi ro trong việc thuê tàu và mua bảo hiểm như giá cước tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,…

+ Nhà nước chưa có chính sách khuyến khích các công ty thuê tàu và mua bảo hiểm trong nước.

– Tuy nhiên, việc nhập CIF sẽ gây ra những khó khăn sau đây cho công ty:

+ Không chủ động được hãng tàu, không kiểm soát được lịch tàu, thời gian, chủ động trong vận chuyển

+ Không biết tàu về cảng nào để phục vụ cho việc chuẩn bị trong việc hỗ trợ khi có trường hợp gặp trục trặc giấy tờ và các thủ tục khác.

+ Không kiểm soát được thời gian lưu cont, lưu bãi ở đầu VN

+ Cước phí vận chuyển đường biển sẽ tăng khá lớn so với mua FOB

+ Trường hợp xảy ra rủi ro trong quá trình vận chuyển trên biển thì bên mua phải sang bên người bán để giải quyết quyền lợi bảo hiểm.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Thuê tàu

– Đóng hàng vào container.

– Liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ. Nếu không muốn trực tiếp liên hệ đặt tàu, người xuất khẩu có thể thông qua công ty dịch vụ logistics. Tuy nhiên trong case này, trong vận đơn có in hình logo của hãng tàu( CK LINE), đây là Master Bill.

– Lựa chọn hãng vận chuyển, chuyến vận chuyển và đăng ký chuyển hàng, thuê dịch vụ cần thiết như vỏ công bốc xếp.

Ở đây người xuất khẩu đã lựa book Northern Volition/ 1609N của hãng vận tải CK LINE.Công ty TNHH CK Line Là tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ vận tải biển. Công ty cung cấp các dịch vụ container và hàng rời thông qua các tuyến đường dịch vụ đa dạng bao gồm tuyến Hàn Quốc-Nhật Bản, tuyến Hàn Quốc-Trung Quốc, tuyến Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản và nội Á. Công ty TNHH CK Line Cũng cung cấp dịch vụ logistics tích hợp. Công ty có trụ sở tại Seoul với các văn phòng tại Busan, Incheon, cũng như các mạng lưới quốc tế tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines.

Bảo hiểm

  • Phân tích

Người XK chịu trách nhiệm mua bảo hiểm theo quy định của Incoterms và nội dung của bảo hiểm bao gồm những điểm sau:

  • Tổ chức được bảo hiểm: Northern Volition V.No1609N
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm: EtiQa Insurance Pte LTD
  • Ngày xuất phát dự kiến: 26/09/2016 từ Jakarta Indonesia đến cảng Cát Lai, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Ngày cập bến dự kiến: 01/10/2016 tại cảng Cát Lai, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Số hiệu containers:

BEAU2240517/CKO21593

BEAU2588591/CKO21454

DRYU3128050/CKO21457

  • Điều khoản (ĐK) bảo hiểm: ĐK hàng hóa trên tàu; ĐK chiến tranh; ĐK đình công; ĐK phân loại và độ tuổi của tàu; ĐK xác nhận; ĐK hợp đồng; ĐK điều kiện tiêu chuẩn của hợp đồng hàng hóa; ĐK hàm lượng chất phóng xạ, chất hóa học, chất sinh học, chất hóa sinh, chất điên từ; ĐK loại trừ tấn công mạng; ĐK hạn chế và loại trừ; ĐK chấm dứt và chuyển tiếp; ĐK bảo hành hàng hóa được vận chuyển dưới boong trừ hàng hóa đã đóng container; ĐK hủy bỏ.
  • Điều khoản về thủ tục trong trường hợp mất mát mà bên bảo đảm có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với người khai thuê vận chuyển hoặc bên thứ ba khác.
    • Điều kiện được bảo hiểm: Bảo hiểm cho toàn bộ rủi ro (all risks) trong chuyến hàng.
    • Ngày phát hành: 26/9/2016
  • Nhận xét:
  • Bảo hiểm đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số bảo hiểm và ngày phát hành bảo hiểm; Tên, địa chỉ người được bảo hiểm; Giá trị bảo hiểm; Đơn vị khảo sát; Thông tin hàng hóa: mô tả, số lượng, đơn giá, điều kiện giao hàng, cảng xếp, dỡ,…
  • Ngày phát hành bảo hiểm là ngày, tức sau ngày ký hợp đồng 26/09/2016 và cùng với ngày giao hàng quy định trong hợp đồng nên bảo hiểm này hợp pháp và có hiệu lực.
  • Đơn giá, loại hàng, chất lượng đều trùng khớp với hợp đồng
  • Bảo hiểm có chữ ký, đóng dấu đầy đủ của đơn vị bảo hiểm
  • Công ty bảo hiểm lựa chọn;: Etiqua Insurance. Địa chỉ tại: 16 Raffles Quay, Hong Leong Building, #01-04A, Singapore 048581

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG

Phương thức TT in advance

Chuyển tiền bằng điện trả trước (T/T in advance) thông qua mạng viễn thông SWIFT.

Thông tin thanh toán

– Ngân hàng trả tiền (Paying bank) : Ngân hàng DBS, 12 Đại Lộ Marine, DBS Asia Central, MBC Tower 3, Singapore 018982

– Mã SWIFT: DBSSSGSG

– Tài khoản trả tiền: WBF PTE LTD

– Số tài khoản USD: 0020 – 001027 – 01 – 6 – 022

– Người chuyển tiền (Remitter): Công ty TNHH ABC. Địa chỉ: Phòng 216-263 đường Phan Xích Long, phường 2 quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

– Người thụ hưởng (Beneficiary): Công ty TNHH một thành viên WBF. Địa chỉ: số 2 đường Jurong East, 21 #05-30 toà nhà IMM, Singapore 609601.

– Giá trị thanh toán: US$ 32,383.80

(Bằng chữ: Ba mươi hai nghìn ba trăm tám mươi ba đô la Mỹ và 80 cent chẵn)

– Tỷ giá hối đoái: 1.3531

Giá trị đơn hàng tương đương theo đồng đô la Sing: S$ 43,818.52

(Bằng chữ: Bốn mươi ba nghìn tám trăm mười tám đô la Sing và 52 cent chẵn)

Lưu ý yêu cầu thanh toán

  • Việc thanh toán sẽ được thực hiện cho Ngân hàng đại diện người bán dựa trên số lượng hoá đơn của lượng hàng hoá thật sự được bốc lên tàu.
  • Lãi sẽ được tính trên các khoản nợ quá hạn với lãi suất 1.5% một tháng.
  • Quy trình dự thảo thực hiện thanh toán

Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền trả trước

 Chú thích:

 (1) Công ty ABC lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

(2) Sau khi kiểm tra các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

(3) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.

(4) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.

(5) Công ty WBF thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho Công ty ABC để đi nhận hàng ( TAX INVOICE và COMMERCIAL INVOICE ghi ngày 23.09.2016)

Phương thức chuyển tiền

Khái niệm 

Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó một khách hàng của ngân hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.  Phương thức thanh toán chuyển tiền có thể được thực hiện bằng hai hình thức chủ yếu sau: 

– Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer, M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua bưu điện.

– Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer, T/T): là hình thức trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán qua fax, telex hoặc thông qua mạng liên lạc viễn thông SWIFT.

Quy trình thanh toán

Sơ đồ 1: Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền

 

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Chú thích:

(1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng theo hợp đồng, lập bộ chứng từ hàng hoá gửi cho người nhập khẩu để đi nhận hàng.

(2) Người nhập khẩu sau khi nhận hàng, kiểm tra hàng hoá và bộ chứng từ hàng hoá, nếu thấy phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, lập giấy đề nghị chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình.

(3) Sau khi kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

(4) Ngân hàng chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền gửi qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình đến ngân hàng trả tiền.

(5) Ngân hàng trả tiền thực hiện ghi có vào tài khoản của người hưởng lợi đồng thời gửi báo có cho người hưởng lợi.

Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba.Nếu là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người

Nhận xét

Hiện nay việc chuyển tiền bằng điện được các ngân hàng thực hiện qua hệ thống SWIFT vì với hình thức nhanh, an toàn, chi phí thấp.

  • Ưu điểm:

– Với khách hàng: thủ tục chuyển tiền đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền; thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền.

– Với ngân hàng:  ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh toán thuần tuý để hưởng phí, không có trách nhiệm kiểm tra về sự hợp lý của thời gian thanh toán và lượng tiền chuyển đi. 

  • Nhược điểm

– Trong thanh toán chuyển tiền, chu chuyển hàng hoá dịch vụ có thể tách rời khỏi chu chuyển tài chính trong thời gian tạo nên rủi ro cho cả hai bên (người chuyển tiền và người thụ hưởng). Khi chuyển tiền trước (down payment), nhà nhập khẩu cứ lo sợ mất tiền nếu nhà xuất khẩu không giao hàng hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà nhập khẩu. Ngược lại, trong trường hợp trả tiền sau nhà xuất khẩu hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà nhập khẩu.

– Có khi rủi ro lại hoàn toàn khách quan như biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay một tai nạn bất ngờ khiến cho một bên kết ước bất đắc dĩ bội tín làm ảnh hưởng đến đối tác làm ăn.

– Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi người thụ hưởng đã nhận tiền. 

– Ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian thanh toán quá thụ động, chờ khách hàng ra lệnh rồi mới thực hiện. 

Phương thức nhờ thu (collection)

Nhờ thu là một phương thức thanh toán, trong đó, bên xuất khẩu (nhà xuất khẩu) sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng, uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng thu hộ cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Trong phương thức thanh toán này ngân hàng của cả hai bên nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu chỉ tham gia với tư cách là trung gian thu tiền hộ, ngân hàng không cam kết, không bảo lãnh thanh toán đối với bên xuất khẩu cũng như bên nhập khẩu. Căn cứ vào những chứng từ được gửi đến ngân hàng nhờ thu mà người ta chia phương thức thanh toán này ra thành hai loại: là nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu hối phiếu có chứng từ.

Nhờ thu hối phiếu trơn(Clean Collection)

Khái niệm

Nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác), còn các chứng từ thương mại (chứng từ vận tải, hoá đơn, bảo hiểm..) được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu sau khi giao hàng, không thông qua ngân hàng. Đồng thời ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập.

Quy trình thanh toán

 (1). Người xuất khẩu giao hàng hóa và bộ chứng từ hàng hóa cho người xuất khẩu.

 (2). Người xuất khẩu ký phát hối phiếu, gửi ngân hàng bên mình để nhờ họ thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu.

 (3). Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển hối phiếu cho ngân hàng bên nhập khẩu.

 (4). Ngân hàng bên nhập khẩu gửi hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu do bên xuất khẩu ký phát và chuyển lại cho ngân hàng bên mình.

 (5). Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận cho người nhập khẩu.

 (6). Ngân hàng bên nhập thanh toán hoặc chuyển hối phiếu đã được chấp nhận cho ngân hàng bên xuất khẩu.

 (7). Ngân hàng bên xuất khẩu thanh toán hoặc giao hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu.

Nhận xét

* Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, chi phí nhờ thu thấp (bởi Ngân hàng chỉ là trung gian nhận tiền). Có lợi thế cho bên nhập khẩu, bên nhập khẩu có thể kiểm tra hàng trước khi nhận, chủ động trong việc thanh toán.

* Nhược điểm: Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau, bộ chứng từ đã giao cho bên mua nên không thể khống chế được việc thanh toán bên mua. Bên nhập khẩu có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán .

Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Khái niệm 

Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức trong đó nguời bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở bên nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu bên nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho bên nhập khẩu nhận hàng.

Quy trình thanh toán

(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” 

(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo quy định của hợp đồng.

(2) Người xuất khẩu lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng phục vụ mình. 

(3) Ngân hàng gửi nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng thu hộ.  

(4) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho người nhập khẩu. 

(5) Người nhập khẩu lập lệnh thanh toán gửi đến ngân hàng thu hộ hoặc gửi hối phiếu chấp nhận thanh toán đến ngân hàng thu hộ. 

(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hoá để người nhập khẩu đi nhận hàng.  

(7) Ngân hàng thu hộ chuyển giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhận nhờ thu. 

(8) Ngân hàng gửi nhờ thu chuyển trả giá trị nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, hoặc kỳ phiếu hay giấy nhận nợcho người xuất khẩu.

Nhận xét

  • Ưu điểm:
  • Đối với nhà xuất khẩu:
    • Nhà xuất khẩu có thể khống chế nhà nhập khẩu bằng bộ chứng từ, nó chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
    • Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra toà nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán.
    • Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết công việc.
  • Đối với nhà nhập khẩu:
    • Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán.
  • Đối với D/A, nhà nhập khẩu có thể chiếm dụng vốn trong 1 khoảng thời gian trước hạn.
  • Đối với ngân hàng nhờ thu và ngân hàng xuất trình:
  • Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan.
  • Mở rộng được tín dụng tài trợ thương mại.
  • Tăng cường được mối quan hệ với ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng.
  • Nhược điểm:
  • Đối với nhà Nhập Khẩu, chưa biết được tình trạng hàng hóa đã phải thanh toán và chấp nhận thanh toán.
  • Đối với nhà Xuất Khẩu, việc thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người Nhập Khẩu. Bên nhập khẩu có thể từ chối nhận hàng mà Ngân hàng không có trách nhiệm bồi hòa hay bắt người mau bồi hòa cho nhà Xuất Khẩu.

Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)

Khái niệm

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng trả một sốtiền nhất định cho người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.

Các loại thư tín dụng chứng từ

  • Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C)
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)
  • Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
  • Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
  • Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
  • Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
  • Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C)

Quy trình thanh toán

(1) Hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C. 

(2) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. 

(3) Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng phát hành  mở L/C cho người xuất khẩu hưởng. Chuyển bản chính cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.

 (4) Ngân hàng thông báo thực hiện chỉ thị của ngân hàng phát hành, thông báo L/C bằng văn bản cho người xuất khẩu.  

(5) Căn cứ vào các nội dung, điều kiện và điều khoản của L/C, người xuất khẩu tiến hành giao hàng.

(6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá, chứng từ thanh toán gửi về ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thông báo) để yêu cầu thanh toán.  

(7) Ngân hàng thông báo xác nhận kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được phù hợp theo đúng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C và chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành L/C yêu cầu thanh toán. 

(8) Ngân hàng phát hành kiểm tra kỹ các chứng từ nhận được nếu thấy phù hợp với các điều kiện và điều khoản ghi trong L/C thì tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu.  

(9) Ngân hàng phát hành đòi tiền người nhập khẩu và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nếu được chấp nhập. 

(10) Nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.

Nhận xét 

Qua nội dung và trình tự thanh toán thì cho thấy phương thức chứng từ có thể đảm bảo quyền lợi cho cả 2 bên xuất và nhập khẩu.Bên nhập khẩu thì được ngân hàng đảm bảo thanh toán, bên nhập khẩu thì được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán. Do đó phương thức này được sủ dụng chủ yếu trong các giao dịch thanh toán quốc tế hiện nay.

  • Ưu điểm:
    • Đối với nhà xuất khẩu:
  • Được đảm bảo khi họ đã thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình thì họ sẽ được thanh toán. – Có thể được ngân hàng tài trợ bằng cách xin chiết khấu bộ chứng từ (đối với L/C trả ngay) hoặc bán trước hạn các hối phiếu đã được chấp nhận (đối với L/C trả chậm).
  • Tránh rủi ro về quản lý ngoại hối của nước người nhập khẩu(vì khi L/C đã được mở thì người nhập khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ của cơ quan quản lý ngoại hối). – Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không, bên nhập khẩu không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.
    • Đối với nhà nhập khẩu:
  • Kiểm soát thông qua việc yêu cầu người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về chất lượng/số lượng hàng hoá do một cơ quan kiểm định độc lập phát hành.
  • Trong trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C, nhà nhập khẩu vẫn được ngân hàng cấp cho một khoản tín dụng.
  • Tạo được lòng tin với đối tác
  • Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
  • Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
  • Nhược điểm:
    • Đối với nhà xuất khẩu :
  • Khi nhà xuất khẩu trình bộ chứng từ không phù hợp với LC thì mọi thanh khoản(chấp nhận) đều có thể bị từ chối.
  • Nếu ngân hàng xác nhận mất khả năng thanh toán bộ chứng từ có hợp lệ cũng không được thanh toán.
    • Đối với nhà nhập khẩu
  • Việc thanh toán của ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng thực tế.
  • Kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài chứng từ nên dễ xảy ra gian lận trong chứng từ giả mạo. Thủ tục mở LC rườm rà, mất nhiều thời gian công đoạn.

TỔNG KẾT PHẦN SO SÁNH

Như vậy, qua tìm hiểu định nghĩa, quy trình cùng với ưu nhược điểm của các phương thức, ta có thể thấy được điểm giống nhau của cả 3 phương thức thanh toán này là: chúng đều là những phương thức được chuẩn hoá dùng trong thanh toán cho những hợp đồng ngoại thương, chúng đều có quy trình chặt chẽ cũng như có những ưa điểm và nhược điểm nhất định.

Tuy nhiên 3 phương thức này có những đặc điểm riêng khác nhau rõ rệt. Tạo ra những rủi ro và chỉ được áp dụng trong trường hợp áp dụng cụ thể:

  • Phương thức chuyển tiền được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường… Đây là phương thức đơn giản về thủ tục và thanh toán nhanh.Với phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian.Và bên xuất khẩu có nhận được tiền hay không phụ thuộc vào thiện chí bên nhập khẩu. Chính vì vậy phương thức này được áp dụng đối với hai bên giao dịch tin cậy nhau.
  • Phương thức nhờ thu
    • Nhờ thu hối phiếu trơn
      • Trường hợp áp dụng: phương thức này chỉ nên áp dụng trong những trường hợp bên xuất khẩu tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ….
    • Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ:
      • Trường hợp áp dụng: phương thức này chỉ có thể áp dụng khi cả hai bên là đối tác tin tưởng, có quan hệ thường xuyên hay dùng để thanh toán các loại cước vận chuyển, bảo hiểm, bưu điện….
    • Phương thức tín dụng chứng từ ( LC )
      • Trường hợp áp dụng: Hai bên chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc có thể là những đối tác làm ăn mới, cả 2 bên đều e ngại rủi ro nên phải nhờ đến ngân hàng đứng ra đảm bảo đểgiảm thiểu những rủi ro. Hợp đồng thương mại quốc tế luôn kèm theo những rủi ro khó có thể dự đoán trước, các bên đối tác thường ở các quốc gia khác nhau, chưa có quan hệ tin cậy, vì vậy tín dụng chứng từ là một phương pháp thanh toán quốc tế đặc biệt phổ biến.

Vì sao lại chọn phương thức thanh toán Chuyển tiền bằng điện trả trước ( T/T in advance) thông qua mạng viễn thông SWIFT.

Với công ty TNHH ABC: thủ tục chuyển tiền đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi cho bên chuyển tiền. Bên cạnh đó, chi phí thanh toán TT qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán LC và chứng từ hàng hóa không phải cẩn thận như thanh toán LC.

Với công ty TNHH tư nhân WBF: thời gian chuyển tiền ngắn nên người thụ hưởng có thể nhanh chóng nhận được tiền và không phải lo lắng việc nhà nhập khẩu trả tiền chậm.

Với ngân hàng:  ngân hàng chỉ tham gia với vai trò là trung gian thanh toán thuần tuý để hưởng thủ tục phí ( hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả.

Tuy nhiên, phương thức này vẫn còn những hạn chế nhất định với công ty:

Với phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện trả trước này, rủi ro nghiêng về phía nhà nhập khẩu, tức là công ty ABC. Cụ thể:

Khi chuyển tiền trước (down payment), công ty ABC phải đối mặt với rủi ro cả khách quan và chủ quan. Về mặt chủ quan, có thể do bản thân Nhà xuất khẩu là công ty WBF không đáp ứng được việc gio hàng đúng hạn. Về mặt khách quan, có khi rủi ro lại đến từ biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay các yếu tố bất khả kháng khiến cho việc giao hàng bị hủy hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty ABC, gây thiệt hại về tiền của và uy tín của công ty.

Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian thanh toán nhanh, nếu phát hiện ra sai sót (có thể từ phía người chuyển hoặc ngân hàng chuyển) sau khi đã chuyển tiền thì sẽ khó khăn trong việc thông báo, điều chỉnh nhất là khi công ty WBF đã nhận tiền. 

Như vậy, từ những ưu điểm và hạn chế của phương thức thanh toán T/T in advance, ta thấy được Công ty ABC và Công ty WBF đã là những đối tác lâu năm và có được sự tin tưởng và uy tín nhất định. Phương thức thanh toán này hoàn toàn phù hợp với hợp đồng bởi giá trị hợp đồng không quá lớn và hai bên đã có sự tin tưởng nhất định. Với nhà nhập khẩu, rủi ro trong giao hàng không còn là vấn đề được đặt lên hàng đầu nữa, mà thay vào đó là sự tiện ích, nhanh chóng, thuận tiện, chi phí thấp trong thanh toán mà phương thức này mang lại.

Quy định đồng tiền thanh toán là SGD. Đây là đồng tiền được sử dụng chính thức tại Singapore, tạo ra sự thuận tiện cho nhà xuất khẩu trong việc thu tiền, thể hiện một sự ưu ái trong mối quan hệ lâu năm giữa Công ty TNHH ABC và Công ty TNHH tư nhân WBF.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

QUY TRÌNH NHẬP KHẨU

  • Khái niệm:

Nhập khẩu hàng hóa là việc hoàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng khác nhau theo quy định của pháp luật (Luật Thương mại Việt Nam 2005).

  • Phân tích:

Bước 1: Xin giấy phép

Nghiệp vụ xin giấy phép nhập khẩu cũng được thực hiên tương tự như trường hợp xuất khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu hàng hóa thì các giấy phép nhập khẩu sẽ được quản lý chặt chẽ hơn vì các quốc gia ngày nay đều phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Việc quản lý chặt chẽ những hoạt động nhập khẩu vô hình dung đã tạo nên những rào cản thương mại cả về mặt  kinh tế và về mặt kỹ thuật.

  • Về kinh tế:là những hàng rào về thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
  • Về mặt kỹ thuật:Đòi hỏi những đảm bảo về mặt kỹ thuật khi những hàng hóa đó được nhập khẩu.

Nghiệp vụ xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng để hợp đồng nhập khẩu đó có cơ sở pháp lý đầy đủ.

Chú ý:

  • Khi xin giấy phép nhập khẩu cần xem xét kỹ các giấy tờ thủ tục cần thiết của hàng hóa cần nhập khẩu.
  • Ví dụ như các mặt hàng  đươc quản lý chặt chẽ thường là những hàng hóa  về dược phẩm, thực phẩm, trang thiết bị quân sự…

Bước 2. Xác nhận thanh toán

Giao dịch sử dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền.

Phương thức này có mức phí thấp nhưng rủi ro cao => Cần phải xem xét kỹ việc chấp nhận thanh toán trước như tiền đặt cọc, tiền hàng.

Cụ thể:

Với việc chuyển tiền trước (down payment), công ty ABC phải đối mặt với cả rủi ro khách quan và chủ quan. Về mặt chủ quan, có thể do bản thân nhà xuất khẩu là công ty WBF không đáp ứng được việc giao hàng đúng hạn. Về mặt khách quan, có khi rủi ro lại đến từ biến cố chính trị, xã hội, kinh tế hay các yếu tố bất khả kháng khiến cho việc giao hàng bị hủy hay giao hàng không đúng yêu cầu về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian làm vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty ABC, gây thiệt hại về tiền của và uy tín của công ty.

Bước 3: Đôn đốc thực hiện hợp đồng

Nghiệp vụ này thực chất là nhắc việc và yêu cầu báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng của bên xuất khẩu. Những công việc này nên thực hiện đều đặn theo định kỳ hợp lý sẽ tạo ấn tượng về sự quan tâm và có trách nhiệm của đối tác. Nên tránh việc là trong khi theo dõi tiến độ nhưng cố thúc giục với tần suất cao tại những thời điểm xảy ra những phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Bước 4: Làm thủ tục hải quan để nhận hàng. (Hàng kinh doanh, hàng tạm nhập tái xuất, nhập hàng quá cảnh, nhập hàng gia công)

Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hàng xuất khẩu nhưng thực hiện trên  mẫu tờ khai hàng nhập khẩu. Do việc quản lý hàng nhập khẩu bao giờ cũng chặt chẽ hơn nên việc kê khai phải đảm bảo chính xác. Phải đặc biệt chú ý đến mã số hàng hóa và áp mức thuế phải nộp. Việc áp sai mã hàng dễ dẫn đến việc hải quan phạt hành chính và quy vào việc gian lận thuế.

Khi thực hiện nghiệp vụ thông quan hàng nhập, nhà nhập khẩu có thể làm công văn xin giải phóng hàng sớm và xin nợ chứng từ trong thời gian làm thủ tục khai báo hải quan.

Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường, hải quan có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu giải trình về giá trị hay số lượng hàng hóa sau khi đã thông quan. Đây là sự khác biệt với thủ tục thông quan hàng xuất khẩu nên đòi hỏi nhà nhập khẩu phải lưu ý khi thực hiện.

Nghiệp vụ thông quan hàng nhập khẩu cũng phức tạp hơn nghiệp vụ thông quan hàng xuất khẩu về việc áp mã số hàng hóa và thuế suất nhập khẩu, vì thông thường hàng hóa xuất khẩu có mức thuế 0% trong khi đó thuế suất hàng nhập khẩu rất nhiều mức và đa dạng theo xuất xứ. Nghiệp vụ tra cứu mã số hàng hóa và mức thuế suất hàng nhập khẩu đòi hỏi các công ty nhập khẩu phải thực hiện kỹ các bước sau:

  • Bước 1: Cập nhật thông tin về biểu thuế suất và mức thuế suất.
  • Bước 2: Tự tra mã số hàng hóa và áp mức thuế suất cho hàng hóa.
  • Bước 3: Kê khai đầy đủ các loại thuế hàng hóa nhập khẩu phải chịu theo quy định của pháp luật như Luật thuế nhập khẩu, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt…

Bước 5: Nhận hàng

Khi nhận hàng vận chuyển bằng đường biển, các doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức gửi hàng của bên xuất khẩu để thực hiện nghiệp vụ tương ứng. Hàng xuất khẩu gửi theo hình thức hàng lưu kho, hàng nguyên công hay hàng lẻ… sẽ quyết định cách nhận hàng của bên nhập khẩu. Việc nhận hàng nhập khẩu trong từng trường hợp cụ thể sẽ có những nghiệp vụ riêng được thực hiện như sau:

Đối với hàng nhập nguyên công.

  • Sau khi nhận được thông báo nhận hàng, chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng.
  • Đưa công đến địa điểm kiểm hóa, thậm chí đưa về kho riêng hoặc cảng cạn để kiểm hàng.
  • Trình toàn bộ chứng từ và lệnh giao hàng với văn phong quản lý tàu ở cảng để xác nhận lệnh giao hàng.
  • Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

Bước 6. Kiểm tra hàng nhập khẩu      

Nghiệp vụ kiểm tra hàng nhập khẩu được thực hiện đồng thời với nghiệp vụ nhận hàng. Đặc biệt là khi có quy định về việc kiểm định hàng tại cảng đến. Nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa khi nhận hàng nhập khẩu bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Liên hệ và mời cơ quan giám định.
  • Bước 2: Tổ chức kiểm tra hàng hóa theo yêu cầu, kiểm tra đại diện hay kiểm tra toàn bộ…
  • Bước 3: Lập biên bản và ký xác nhận biên bản kiểm định.
  • Bước 4: Thanh toán cước phí và lấy giấy chứng nhận kiểm định.

Chú ý:

Nhà nhập khẩu có thể tự làm nghiệp vụ kiểm tra hàng nhập khẩu nếu có khả năng.

Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc - vận tải đường biển
Phân tích hợp đồng nhập khẩu Dầu gốc – vận tải đường biển

Kết luận:

Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đã cho thấy rõ vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế của các nước. Thương mại quốc tế đã trở thành một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của các hoạt động thương mại quốc tế, nhóm chuyên gia tư vấn hợp đồng vận tải đường biển của Indochina247.com đã nghiên cứu, tìm tòi và phân tích một số chứng từ để hiểu được quy trình ký kết và thực hiện một hợp đồng mua bán quốc tế.

Thông qua hợp đồng và bộ chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu dầu gốc của CÔNG TY TNHH ABC, các thành viên trong nhóm đã có cái nhìn rõ ràng và cụ thể hơn về các thủ tục, giấy tờ cần thiết và cơ sở pháp lý để thực hiện một giao dịch thương mại quốc tế thành công.

Các nội dung có liên quan có thể tham khảo: 

https://indochina247.com/ Tel: 0914.858.166

https://vantaiquoctegiare.com/ Tel: 0868356.797

===============

Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay chuyên nghiệp từ 14 nước Mỹ, Đức, Úc, Anh, Pháp, Nhật, Hàn, Singapore, Malaysia, Bắc Âu, Nga……. về Việt Nam.

================

Các dịch vụ khác:

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu-chuyen-hang-xach-tay-tu-nhat-va-han-quoc-gia-re-va-nhanh-nhat/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu-hang-xach-tay-han-quoc-gia-tot-nhat-viet-nam/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Úc về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu/chuyen-phat-nhanh/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Mỹ về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu/hang-air/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Anh về Việt Nam;

https://indochina247.com/dich-vu/hang-air/

– Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam;

https://indochina247.com/van-tai-duong-bo-container/

– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Campuchia về Việt Nam;

https://indochina247.com/van-tai-duong-bo-container/

– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Thái lan về Việt Nam

https://indochina247.com/van-tai-duong-bo-container/

  • Thông tin tư vấn dịch vụ vận chuyển:

https://indochina247.com/tin-tuc-2/

error: Content is protected !!