Phân tích tình hình xuất khẩu da giày năm 2023 (Phần 2)
Khái quát về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày
Giới thiệu về mặt hàng da giày xuất khẩu
Da giày Việt Nam là một trong năm ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đầu doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút nguồn vốn FDI. Đây là ngành công nghiệp chế biến – chế tạo hội nhập sớm với nền kinh tế quốc tế và luôn được Việt Nam ưu tiên hàng đầu trong các đàm phán mở cửa thương mại.
Trước khi mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990, ngành da giày Việt Nam chủ yếu may mũi giày để xuất sang Liên bang Xô Viết nhưng chất lượng không cao và chủng loại ít. Khi đó ngành da giày Việt Nam phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gay gắt do không có nhà nhập khẩu. Nhờ chính sách cải cách của chính phủ Việt Nam, nhiều liên doanh với các đối tác nước ngoài được thành lập và ngành da giày bắt đầu tìm được chỗ đứng trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu da giày Việt Nam hiện nay đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu giày đép của nước ta tăng gần như liên tục qua các năm. Hiện ngành giày da Việt Nam đứng thứ hai trong số 5 nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, thế nhưng 90% sản phẩm của giày da Việt Nam là hàng gia công (Leƒaso, 2021). Nước ta có 4 phương thức làm hàng da giày: một là gia công thuần túy (nhà máy chỉ nhận vật tư nguyên liệu từ đối tác nước ngoài, làm ra sản phẩm rồi giao lại cho phía đối tác và nhận tiền công); hai là mua nguyên liệu bán thành phẩm (nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư); ba là sản xuất theo hàng FOB – hoặc là xuất hàng FOB (sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụ ở thị trường xuất khâu) hoặc là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó (nhưng phương thức này được thực hiện rất ít t vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh).
Theo danh sách mã HS, mặt hàng da giày thuộc chương 42 và chương 64.
Mã HS Mô tả hàng hóa
4201 Yên cương, dây cương, dây buộc động vật, Valy, túi, ví, cặp, hộp bằng da thuộc hoặc da thuộc tông hợp, bằng tâm
4202 nhựa, bằng vã, bằng sợi lưu hóa hoặc bằng bìa, hoặc được phủ toàn bộ hay chủ yếu bằng các vật liệu trên hoặc bằng giấy.
4203 Các loại phụ kiện thời trang bằng da, găng tay, dây thắt lưng
4205 Đồ da khác, linh kiện máy, dây curoa bằng da thuộc hoặc da tông hợp. Giày, dép không thấm nước có để ngoài và mũ bằng cao su hoặc plasfic.
6401 mũ giày, đép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đỉnh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
6402 Các loại giày, đép khác có để ngoài và mũ băng cao su hoặc nhựa. Giày, dép m để ngoài bằng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tổng hợp và mã giày băng da thuộc. Giày, đép có để ngoài băng cao su, nhựa, da thuộc hoặc da tông hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.
6405 Giày, dép khác.
6406 Các bộ phận của giày dép
Khái quát về hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng da giày
Khái quái về sản xuất hàng da giày
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào vật chất và đầu vào phi vật chất khác nhau (kế hoạch, kiến thức) để tạo ra sản phẩm cho tiêu dùng (đầu ra). Doanh nghiệp sản xuất hàng da giày bằng việc sử dụng những phụ liệu trang trí và nguyên phụ nguyên liệu đầu vào như đa, giả da, vải, đề giày, nguyên liệu,… và tiến hành các công đoạn như thiết kế, nhuộm màu da, khâu dập và trang trí hoàn thiện để tạo ra thành phẩm như giày đép, valy, túi xách,….
Trong những năm qua, ngành da giày đã khẳng định vị thế dẫn đầu bằng việc đóng góp không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất tới các vùng sâu vùng xa của nhiều vùng kinh tế trọng điểm, tạo sự phát triển cho xã hội, an toàn an ninh, giảm tình trạng thất nghiệp, mang đến nguồn thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần tích cực vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Chính phủ. Cùng với sức tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng cũng như lợi nhuận, sản xuất da giày luôn được Chính phủ chú trọng bằng việc đưa ra những mục tiêu và định hướng cụ thể nhằm phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam sau đại dịch.
Khái quát về xuất khẩu và đây mạnh xuất khẩu hàng da giày
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào những khu vực đặc biệt được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng da giày là việc đưa sản phẩm da giày sang thị trường các nước khác để tiêu thụ với mục đích thương mại, thu về lợi nhuận cho doanh nghiệp và quốc gia.
Đây mạnh hoạt động xuất khẩu hàng da giày là thúc đây tiêu thụ da giày của Việt Nam tại các thị trường khác trên thế giới. Để hoạt động này diễn ra có hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chế và nỗ lực từ cả doanh nghiệp lẫn nhà nước. Các chính sách, biện pháp, cách thức để đây mạnh tiêu thụ hàng da giày cần được đưa ra cụ thể và kịp thởi để có thể tăng giá trị và sản lượng được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Có thể nói, không ngừng đây mạnh xuất khẩu da giày là một trong những mục tiêu được chính phủ ưu tiên hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế của nước ta những năm gần đây. Điều này không những giúp cho nền kinh tế có một nguồn cung ngoại tệ dồi dào, tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm từ những nền kinh tế phát triển, mà còn mang lại nguồn vến cho mục tiêu tự động hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành da giày xuất khẩu và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng da giày mang đến cho các công ty, doanh nghiệp mức lợi nhuận lớn, từ đó có cơ hội mở rộng quy mô, chất lượng cũng như nhiều công việc mới cho người lao động, góp phần xoá bỏ thất nghiệp, đói nghèo cho xã hội. Người lao động có được mức lương ổn định, đời sống được cải thiện, từ đó an sinh xã hội được nâng cao. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm về cách thức hoạt động, nắm bắt thị hiếu để thiết lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, ít rủi ro hơn khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVETA.
Trên thực tế, kết quả của hoạt động tăng cường xuất khâu mặt hảng da giày luôn chịu nhiều sự tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó bao gồm cả nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan. Chính vì vậy, các cơ quan, ban ngành, doanh nghiệp cần có sự đánh giá đúng đắn về ảnh hưởng của những nhân tố này để giúp mặt hàng da giày phát huy được những ưu thế và hạn chế rùi ro khi xuất khẩu vào thị trường EU.
Các nhân tố chủ quan
Nhân tố lao động
Lao động là nguồn lực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất của các lĩnh vực kinh tế, tác động đến nhiều chỉ phí đầu tư khác của quá trình sản xuất như chỉ phí vận hành, quản lý,…. Trình độ chuyên môn của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất, khả năng vận hành, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến tình hình kinh tế của doanh nghiệp.
Bên cạnh dệt may, da giày là một ngành công nghiệp chế biến cần lượng lao động rất lớn bởi quy trình sản xuất liên tục với nhiều công đoạn. Chính vì vậy, nếu có được nguồn lao động dồi dào, ôn định và lành nghề, chi phí rẻ hơn so với các nước cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ giảm được chỉ phí đầu vào, khiến giá thành sản phẩm thấp hơn, tạo cơ hội cho mặt hàng da giày dễ được tiếp cận hơn trên thị trường quốc tế. Ngược lại, nếu nguồn lao động khan hiếm, chỉ phí nhân công cao, hay người lao động không được đào tạo bài bản về quy trình sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm không tương xứng với giá thành, khi đó sản phẩm sẽ không được ưa chuộng tại thị trường nhập khẩu cũng như không cạnh tranh được về thị phần với các sản phẩm xuất xứ từ các vùng khác.
Nhân tổ máy móc, công nghệ sản xuất
Máy móc, thiết bị và công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng nhất, phục vụ mà tiếp cho việc sản xuất ra sản phẩm. Do đó doanh nghiệp cần có sự đầu tư đúng đăn, dài hạn, không ngừng cải tiến và đổi mới.
Quá trình sản xuất hàng da giày cần nhiều loại máy móc, thiết bị khác nhau cược đông thời hoạt động, tạo nên một dây chuyền sản xuất tự động hoặc hoạt động vã hợp với thao tác thủ công của công nhân. Những máy móc phổ biến trong sản xuất da giày có thể kể đến như: máy chặt, cắt da tự động hoặc laser; máy gập biên; máy gập da tắm; máy ép nhiệt dát mỏng; máy in nhiệt; máy may; máy hấp da;…..
Hiện nay, cuộc đua về công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Công nghệ và máy móc hiện đại giúp nâng cao cả về chất lượng và năng suắt, giảm chỉ phí nhân công, giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cũng như lợi nhuận, khả năng quay vòng vốn và đảm bảo thực hiện mục tiêu tái mở rộng sản xuất da giày. Nếu không theo kịp xu hướng chuyển đổi hiện đại hoá, công nghiệp hoá thì nền kinh tế sẽ trở nên lạc hậu, dẫn đến ngành công nghiệp sản xuất da giày không đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm ngặt của các quốc gia phát triển cũng như nhu cầu và thị hiếu liên tục thay đổi từ thị trường quốc tế.
Máy móc và công nghệ giúp đây mạnh sản xuất để xuất khẩu, ngược lại, trong quá trình thực hiện mục tiêu xuất khẩu và hội nhập thị trường thương mại toàn cầu, doanh nghiệp cũng sẽ có thêm những cơ hội, kinh nghiệm và được tiếp xúc với nền công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao khả năng và trình độ sản xuất, đầy mạnh sự phát triển công nghệ đễ phát triển kinh tế.
Nhân tố chính sách của Nhà nước
Đề hoạt động đây mạnh xuất khẩu da giày có hiệu quả, không thể không kể đến vai trò của các chính sách vay vốn, xúc tiến thương mại; những biện pháp sản xuất nguồn nguyên phụ liệu, máy móc và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp cũng như duy trì môi trường sản xuất của Nhà nước. Những chính sách ưu đãi như hỗ trợ thuế, phương pháp thúc đẩy đầu tư trong nước và thu hút FDI để mở rộn NHT; xây dựng nền tảng pháp lý chặt chẽ, trường chính trị an toàn, xã hội ổn định;… sẽ góp phần tạo tiền đề vững chắc để ngành da giày phát huy được những tiềm lực vốn có để vươn ra thị trường thế giới.
Trong bồi cảnh thực thi hiệp định EVFTA và nhiều FTA đa phương và song phương khác, các mặt hàng công nghiệp xuất khâu nói chung và mặt hàng da giày nói riêng, bên cạnh việc có được những cơ hội lớn để phát triển thì vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Chính phủ cần kịp thời trong công tác theo dõi, nắm bắt tình hình, phát huy vai trò quản lý để đề ra những giải pháp, quyết định phù hợp và đúng đắn để không bỏ lỡ những cơ hội mà các FTA mang lại.
Các nhân tố khách quan
Nhân tổ nhu cầu và thị hiếu của thị trường EU
Khi thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng da giày, nhu cầu và sức mua là hai yếu tố đầu tiên cần phân tích. Nếu nhu cầu da giày ở thị trường EU lớn, lượng cầu nhiều hơn cung, sản xuất nội khối không đáp ứng đủ nhu cầu này thì sẽ nảy sinh thêm nhu cầu nhập khẩu. Đồng thời, thu nhập của người dân cũng tác động đến nhu cầu nhập khẩu đó. Sản phẩm da giày được xếp vào loại hàng hoá thông thường, nghĩa là khi thu nhập của người dân tăng lên thì họ sẽ có xu hướng chỉ tiêu nhiều hơn và muốn mua những sản phẩm có chất lượng cao hơn, có thương hiệu hơn. Khi thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và người dân đủ khả năng chỉ trả cho mặt hàng da giày nhập khẩu thì đây được đánh giá là thị trường tiềm năng. Ngược lại, khi nhu cầu về sản phẩm ít, mức sống của người dân không phù hợp với mức giá của sản phẩm thì việc nhập khẩu là không cần thiết.
Thị hiếu cũng là một nhân tố quan trọng, bắt buộc phải lưu ý khi hàng da giày là một mặt hàng thời trang. Ở mỗi khu vực, vùng miễn, thị trường nhập khâu khác nhau đều ít nhiều sẽ có những khác biệt về văn hoá, tôn giáo, thâm mỹ, quan điểm về thời trang….. Nếu doanh nghiệp xuất khâu những mặt hàng không phù hợp hay không thoả mãn được nhu cầu về văn hoá ở đây thì sẽ không được người tiêu dùng ưa chuộng, các nỗ lực thúc đây xuất khẩu cũng vì thế mà trở nên không hiệu quả.
Ví dụ, người dân khu vực các đất nước Bắc Âu như Đan Mạch, Nauy thường quan tâm đến những sản phẩm giày dép chất lượng, sáng tạo cũng như thân thiện với môi trường mà không quá quan tâm đến kiểu dáng, thường không ưa chuộng những sản phẩm sử dụng màu nhuộm công nghiệp mà yêu thích màu đa tự nhiên, thì khi đó việc xuất khẩu những sản phẩm da giày được nhuộm nhiều màu sắc sang thị trường này là không cần thiết (Thuận Phái, 2020). Bên cạnh đó, thị hiếu hay xu hướng của một thị _ trường thường không cố định mà có thể thay đổi theo thời gian hay sự kiện xã hội.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp da giày cần phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt những thay đổi này để phát triển những sản phẩm phù hợp hơn với thị trường nhập khẩu, theo được xu hướng thời đại, từ đó tăng năng lực cạnh tranh cho sản phẩm.
Nhân tố chính sách quản lý nhập khẩu của thị trường EU
Tất cả quốc gia nói chung và các nước EU nói riêng xây dựng hệ thống những quy định để quản lý nghiêm ngặt các loại hàng hoá nhập khẩu với mục đích bảo hộ, khuyến khích sản xuất nội địa, nội khối và đảm bảo quyền lợi của người dân. Thuế quan và phi thuế quan là hai biện pháp quản lý hàng nhập khẩu được sử dụng phổ biến.
Về các biện pháp thuế quan, EU đưa ra mức thuế nhập khẩu cụ thể cho các thị trường xuất khẩu da giày khác nhau. Nếu mức thuế nhập khẩu thấp thì Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội khi xuất khẩu da giày vào thị trường EU. Mặt khác, nếu bị đánh mức thuế nhập khẩu cao, sản phẩm da giày sẽ bị đội giá, không còn thoả mãn tiêu chí của người tiêu dùng, dẫn đến việc các doanh nghiệp e ngại khi xuất khẩu vào thị trường này. Đối với hàng rào phi thuế quan, hàng hoá của Việt Nam khi xuất khẩu sẽ cần phải tuân thủ những quy định về giấy phép nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành; các tiêu chuẩn về môi trường, kỹ thuật; quy tắc xuất xứ,…. Những quy định này là công cụ để thị trường nhập khẩu kiểm soát được chất lượng hàng hoá, tuy nhiên cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp khi xuất khâu da giày sang thị trường EU.
Theo đó, mặt hàng da giày muốn được thông quan qua các nước thuộc khu vực EU phải tuân thủ nghiêm ngặt những chính sách quản lý này, nếu không việc nhập khâu sẽ bị từ chối hoặc thậm chí hàng hoá bị tiêu huỷ.
Như vậy, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để quản lý hoạt động nhập khẩu của mặt hàng da giày vào thị trường EU có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam. Bên cạnh đó, những chính sách này cũng là tiêu chí đánh giá mức độ cơ hội cạnh tranh so với các đối thủ khi thâm nhập vào thị trường EU.
Nhân tố cạnh tranh tại thị trường EU
Với quy mô dân số lớn và mức độ chỉ tiêu cao, EU luôn là điểm đến lý tưởng cho các quốc gia đang phát triển ngành công nghiệp này. Trong quá trình xuất khâu da giày vào EU, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có cùng mục tiêu đây mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường này mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp da giày nội khối. Thị trường nhập khẩu có cảng nhiều đối thủ thì được đánh giá là có mức độ cạnh tranh càng cao. Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả, việc hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh để nhìn ra những lợi thế cũng như yếu điểm của mình là vô cùng cần thiết.
Mặt khác, cạnh tranh cũng đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp trong hoạt động phát triển sản xuất. Cạnh tranh lành mạnh là động lực cho các doanh nghiệp không ngừng vận động, đổi mới, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm, mang đến những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và giá thành hợp lý nhất. Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể hoàn thiện chiến lược kinh doanh, cân đối lại nguồn lực, tiếp cận với công nghệ cũng như tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó giúp năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng da giày được cải thiện và nâng cao.
Các nhân tố bất ngờ khác
Hoạt động xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU những năm gần đây đã rơi vào khủng hoảng khi dịch Covid-19 bùng phát. Không chỉ Việt Nam mà cả thế giới đã phải trải qua diễn biến mạnh mẽ và gay gắt của dịch bệnh. Các hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu rơi vào trạng thái trì trệ, các hàng rào phi thuế quan được các nước nhập khẩu thắt chặt để bảo hộ cho nền sản xuất nội địa. Từ thời điểm dịch bùng phát, hoạt động xuất nhập khâu hàng da giày liên tục phải trải qua những khó khăn lớn như tắc nghẽn hệ thống logistics, nguồn cung nguyên phụ liệu bị cắt giảm đột ngột làm gián đoạn hoạt động sản xuất, nguồn nhân công khan hiếm, các nước tạm dừng giao thương hàng hoá để tránh lây lan dịch bệnh…..
Hay như trong nhiều tháng gần đây, xung đột Nga — Ukraina cũng khiến Châu Âu rơi vào tình trạng suy thoái, đồng Euro giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm. Khủng hoảng năng lượng, nợ công gia tăng, khan hiếm lương thực thực phẩm, bất ổn xã hội cũng như khủng hoảng khiến những nỗ lực tái tăng trưởng kinh tế sau Covid-19 có thể trở nên vô ích. Cuộc sông của người dân Châu Âu bị xáo trộn, khả năng chỉ trả và nhu cầu cho những mặt hàng da giày cũng vì vậy mà có thể giảm xuống.
Bối cảnh sau COVID-19 cũng như khủng hoảng kinh tế tại Châu Âu đã mang lại không ít những khó khăn cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng da giày. Mặc dù vậy, với những thuận lợi có được từ các FTA đã ký kết, đặc biệt là EVFTA, Việt Nam tin rằng sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh và phục hồi tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU.
Các tiêu chí đánh giá hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVFTA
Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày là toàn bộ giá trị hàng hoá của một quốc gia được tiêu thụ tại nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định và được quy đổi thành một loại tiền tệ chung. Tiêu chí này thường được sử dụng để so sánh và đánh giá năng lực xuất khẩu hàng hoá, mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua từng năm. Nếu con số này càng lớn chứng tỏ tiềm lực xuất khẩu càng cao cũng như hàng hoá này được đón nhận tại thị trường đó.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng da giày là tiêu chí để phân tích và nhận xét hiệu quả của hoạt động xuất khẩu bởi đây là tiêu chí thể hiện sự tăng giảm và xu hướng phát triển của kim ngạch xuất khẩu giữa các giai đoạn. Bức tranh về hoạt động xuất khẩu của một quốc gia sẽ được phản ánh chân thực thông qua chỉ số này. Nếu chỉ số tốc độ kim ngạch xuất khẩu dương, được duy trì và tăng trưởng đều qua các giai đoạn thì có nghĩa là sản phẩm da giày có khả năng phát triển tốt trên thị trường và các hoạt động đây mạnh xuất khẩu đang phát huy được hiệu quả. Ngược lại, nếu chỉ số này tăng giảm không đều hoặc tốc độ tăng trưởng âm thì cho biết hiệu quả của hoạt động xuất khẩu chưa cao và doanh nghiệp phải kịp thời đưa ra giải pháp phù hợp để cải thiện tình hình trong thời gian tới.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng thị phần mặt hàng da giày của Việt Nam tại thị trường EU
Thị phần xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam tại thị trường EU có thể hiểu là số phần trăm kim ngạch xuất khẩu mà hàng da giày Việt Nam chiếm lĩnh được trong tông kim ngạch mà EU nhập khẩu mặt hàng này. Chỉ số này thẻ hiện mức độ đáp ứng nhu cầu của người dân tại EU cũng như so sánh một cách tương đối khả năng cạnh tranh giữa Việt Nam và các quốc gia cùng mục tiêu tăng trưởng kim ngạch da giày tại thị trường này. Thị phần chiếm lĩnh được càng cao thì chứng tỏ sản phâm da giày của Việt Nam càng được ưa chuộng và đứng vững tại thị trường EU. Ngược lại, nếu chỉ số này chỉ là con số không đáng kể hoặc có tình trạng giảm dần qua các giai đoạn thì chứng tỏ năng lực cạnh tranh mặt hàng còn yếu và sức ảnh hưởng của sản phẩm trên thị trường còn thấp, dẫn đến nguy cơ bị đào thải. Vậy nên, không ngừng tăng trưởng doanh thu và mở rộng thị trường luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.
Bên cạnh những tiêu chí đánh giá nêu trên, tốc độ tăng trưởng thị phần cũng được kết hợp để phân tích về hiệu quả của hoạt động xuất khẩu da giày được đầy đủ và chỉ tiết hơn. Tốc độ tăng trưởng thị phần da giày mạnh mẽ và ồn định cho biết sản phẩm ngày càng có được sự đón nhận tại thị trường nhập khẩu và có tiềm năng để phát triển trong thời gian tới, do đó, những biện pháp thúc đây hoạt động xuất khẩu cần được chú trọng, biểu đương và phát huy hiệu quả hơn nữa.
Cơ cấu mặt hàng da giày xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU
Cơ cấu mặt hàng da giày xuất khẩu là yếu tố thể hiện tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của một mặt hàng cụ thê trong tổng kim ngạch xuất khâu của ngành da giày sang thị trường EU. Nhờ đó, doanh nghiệp dễ dàng đánh giá và biết được mặt hàng nào đang được ưa chuộng tại thị trường này dễ tiếp tục dây mạnh xuất khẩu hơn nữa hay những mặt hàng da giày nào của Việt Nam chưa được quan tâm nhiều để đề xuất những phương án kịp thời, hiệu quả về cải tiến sản phẩm và tăng cường XTTM để sản phẩm được người dân tin dùng hơn tại thị trường EU.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu còn hỗ trợ trong quá trình đánh giá đâu là lợi thế của mình để cải tiến kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn nhằm thúc đây xuất khẩu thành công mặt hàng đa giày — một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam tại thị trường EU.
Cơ câu phương thức xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU
Những phương thức xuất khẩu ni bật hiện nay thường được các doanh nghiệp da giày lựa chọn bao gồm: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu gián tiếp, gia công xuất khẩu, mua bán đối lưu,… (Nguyễn Văn Dương, 2021). Theo đó, mỗi loại phương thức khác nhau sẽ thể hiện sự tham gia khác nhau và trách nhiệm tương ứng của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu mặt hàng da giày. Bên cạnh đó, đây cũng là tiêu chí thể hiện rõ nét trình độ, khả năng sản xuất da giày của Việt Nam, GTGT mang lại, cũng như tình hình xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam.
Thị phần hàng da giày xuất khẩu sang EU trên các thị trường xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá và đưa ra những biện pháp, kế hoạch xúc tiến hiệu quả hơn trong tương lai. Quy mô thị phần của EU giúp xác định xem liệu các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu da giày sang thị trường này có thật sự mang lại kết quả hay không và so với các thị trường khác, đây có thật sự là thị trường tiềm năng và dễ tiếp cận hay không.
Theo đó, nếu tốc độ tăng trưởng thị phần của EU trên các điểm đến xuất khẩu da giày của Việt Nam ổn định, tăng đều qua các giai đoạn thì nỗ lực đây mạnh xuất khẩu sang thị trường này được đánh giá là có hiệu quả, cần phát huy hơn nữa và EU sẽ là thị trường tiềm năng và cần được khai thác tốt. Mặc khác, nếu xu hướng tăng trưởng này không ốn định hay giảm dần thì các doanh nghiệp cần nhanh nhạy thực hiện những biện pháp can thiệp kịp thời để giải quyết tình hình hoặc đề ra hướng đi mới có hiệu quả cho ngành da giày trong thời gian tới.
=============
Công ty chúng tôi chuyên nhận vận chuyển hàng lẻ và hàng nguyên container xuất khẩu đi Châu Âu giá tốt:
Vì Sao Nên Chọn Indochina247 Logistics?
- Đơn vị dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng xử lí hiệu quả các trường hợp phát sinh ngoài ý muốn.
- Quy trình chuyên nghiệp, đảm bảo tính an toàn cho hàng hoá.
- Thời gian nhanh chóng, đáp ứng tiến độ của quý khách.
- Chi phí hợp lí, rẻ nhất thị trường tính đến thời điểm hiện tại.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm.
- Linh hoạt, nhạy bén, đảm bảo lợi ích khách hàng.
Quý khách cần chuẩn bị gì khi làm việc với chúng tôi?
Quý khách hàng cung cấp cho công ty các thông tin cần thiết về sản phẩm cần vận chuyển:
- Thông tin khách hàng: tên, số điện thoại….
- Danh sách hàng và hình ảnh hàng
- Khối lượng, số lượng
- Kích thước và quy cách đóng gói hàng
- Giá trị hàng
- Thông tin người nhận hàng: tôi, số điện thoại, địa chỉ….
- Các thông tin liên quan khác
Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Indochina247 Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!
Liên hệ với Chúng Tôi:
Công ty Cổ phần Bưu vận Quốc tế Đông Dương
Address: 157 Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Tel: 0868.356.797
Email: lienhe@indochina247.com
Web: https://indochina247.com/
Youtube: Xuất nhập khẩu Indochina
Các dịch vụ khác:
– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam;
https://indochina247.com/category/hang-xach-tay/hang-xach-tay-nhat-ban/
– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam;
https://indochina247.com/category/hang-xach-tay/van-chuyen-hang-tu-han-quoc-ve-viet-nam/
– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Úc về Việt Nam;
https://indochina247.com/?s=uc
– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Mỹ về Việt Nam;
https://indochina247.com/?s=My
– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Anh về Việt Nam;
https://indochina247.com/?s=Anh
– Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam;
https://indochina247.com/?s=L%C3%A0o
– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Campuchia về Việt Nam;
https://indochina247.com/?s=Campuchia
– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Thái lan về Việt Nam
https://indochina247.com/?s=Th%C3%A1i+Lan
Thông tin tư vấn dịch vụ vận chuyển:
https://indochina247.com/category/tin-tuc-2/
Các nội dung có liên quan:
Bảng giá vận tải đường biển, Vận tải đường biển, Chuyển phát nhanh, Tư vấn xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu, Vận chuyển đường biển, Vận tải đường bộ, chuyển phát nhanh, bảng giá chuyển phát nhanh, báo giá chuyển phát nhanh, thủ tục hải quan, kho bãi và container, chuyển phát nhanh trong nước, chuyển phát nhanh quốc tế, chuyển phát nhanh 247, dịch vụ chuyển phát nhanh, Dịch vụ vận tải đường biển, Bảng giá và phí đường biển, bảng giá báo giá chuyển phát nhanh, Vận chuyển xuất khẩu đồ nội thất, Vận chuyển xuất khẩu viên nén mùn cưa, Vận chuyển xuất khẩu tinh bột sắn, Quy trình xuất nhập khẩu, Vận chuyển xuất khẩu vật liệu xây dựng, Vận chuyển xuất khẩu thủy sản, Vận chuyển xuất khẩu nông sản, Vận chuyển xuất khẩu dệt may, Vận chuyển xuất khẩu đồ mây tre đan, Vận chuyển xuất khẩu đồ gỗ,
Nhận đặt hàng order và vận chuyển trọn gói từ Mỹ và Canada
Vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển sang Philippines rẻ như cho
Dịch vụ gửi hàng sang Sydney Úc bằng đường biển chuyên nghiệp giá rẻ