Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)

Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (Phần 3)

87 / 100

Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)

Quá trình đàm phán và ký kết hiệp định

Cả Việt Nam — Liên minh Châu Âu đã phải trải qua một chặng đường dài để việc ký kết EVFTA đi đến thành công. Hai bên đã có 14 phiên đàm phán kết hợp với quy trình rà soát chặt chẽ, phê chuẩn kéo dài. Các mốc thời gian nổi bật có thể kể đến là:

– Tháng 6/2012: Hiệp định EVFTA được tuyên bố chính thức khởi động.

– Tháng 12/2015: Quá trình đàm phán kết thúc, triển khai tiến hành rà soát pháp lý để ký kết hiệp định.

– Tháng 9/2017: EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi Hiệp định EVFTA thành một hiệp định riêng.

– Tháng 6/2018: Hai bên chính thức thống nhất việc tách riêng hiệp định EVFTA thành hai hiệp định bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam — EU (EVETA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA). Quá trình rà soát pháp lý được hoàn tất; thống nhất toàn bộ nội dung của hiệp định IPA.

– Ngày 17/10/2018: IPA và EVFTA được Uỷ ban Châu Âu thông qua.

– Ngày 25/06/2019: Hội đồng Châu Âu chấp thuận việc ký kết hiệp định EVFTA.

– Ngày 30/06/2019: EVFTA và IPA chính thức được ký kết.

– Ngày 30/03/2020: Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA.

– Ngày 08/06/2020: Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA

– Ngày 01/08/2020: Hiệp định chính thức có hiệu lực.

 

Nội dung cơ bản của hiệp định EVFTA

EVFTA bao gồm gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo. Một số nội dung nổi bật có thể kể đến là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật rong thương mại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý – thể chế.

Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (3)

Cơ chế ảnh hưởng của hiệp định EVFTA đến hoạt động đây mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU.

Ảnh hưởng từ cam kết thuế quan

Các cam kết thuế quan đối với các mặt hàng xuất khâu của Việt Nam được quy định rõ ràng tại Chương 2, phụ lục 2-A, mục A, khoản l trong Hiệp định EVFTA. Nếu các cam kết mang lại cho mặt hàng da giày Việt Nam lộ trình giảm thuế nhanh, mức thuế thấp thì mặt hàng này sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường EU.

Nguyên nhân là khi có được mức thuế ưu đãi, giá sản phẩm sẽ không bị đội lên, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu da giày và chiếm được sự yêu thích của thị trường EU khi có được sản phẩm tốt với giá thành rẻ. Chính vì vậy, tận dụng

các những lợi thế về thuế quan một cách tối đa trong EVFTA là mục tiêu hàng đầu để thúc đầy hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU.

Ảnh hưởng từ cam kết phi thuế quan

Hiện nay, phần lớn các quốc gia phát triển thường đặt ra hạn chế đối với hàng hoá nhập khâu bằng các biện pháp phi thuế quan. Trong khi đó, đây được xem là những hình thức bảo hộ trá hình và bị phản đối tại các quốc gia đang hoặc kém phát triển. Thực tế cho thấy, một số quốc gia áp đặt các biện pháp phi thuế quan nghiêm ngặt hơn cần thiết với mục đích hạn chế cạnh tranh từ các nước xuất khẩu, bảo hộ cho nên sản xuât nội địa, dù cho cả hai bên đã có các FTA với nhau.

Quy tắc xuất xứ

Hiệp định EVFTA đặt ra những quy định cụ thể về xuất xứ và mặt hàng da giày nếu muốn nhận được ưu đãi về thuế quan thì phải thoả mãn được đầy đủ những quy định đó. Nếu QTXX của hàng da giày linh hoạt hoặc có những cơ chế cho phép tự chứng nhận xuất xứ thì sản phẩm sẽ dễ dàng đáp ứng được để có thể hưởng lợi từ EVFTA, từ đó doanh nghiệp có thể tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần cũng như thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại, nếu QTXX áp dụng với mặt hàng da giày là nghiêm ngặt và kém linh hoạt thì doanh nghiệp Việt Nam khó có thể đáp ứng được do trình độ sản xuất chưa đủ và nguồn cung nguyên cung đầu vào còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Tuy nhiên, QTXX chặt chẽ cũng là động lực để các doanh nghiệp sản xuất trong nước bắt buộc phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường phát triển nền công nghiệp hỗ trợ. Có thể nói, đây vừa là động lực vừa là hạn chế đối với hoạt động đây mạnh xuất khẩu da glày của Việt Nam sang thị trường EU.

Hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT)

Hàng rào kỹ thuật thương mại là hệ thống các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với những tiêu chuẩn, quy chuẩn đó. Về nguyên tắc, đây là những biện pháp hợp lý và tiến bộ với mục đích mang lại cho người tiêu dùng tôt nhất cũng như đảm bảo những lợi ích khác như môi  trường, an nỉnh,… › đây có thể trở thành những rào cản tiềm ẩn đối với bởi chúng gây khó khăn cho việc thâm nhập hàng hoá và đôi khi Việt Nam sử dụng để bảo hộ cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Đặc biệt, tại EU được đánh giá là khó tính, các tiêu chuẩn này thường rất nghiêm ngặt, gây cản trở cho việc xuất khẩu mặt hàng da giày. Tuy nhiên, khi sản phẩm da giày của Việt Nam đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe này, các doanh nghiệp không sẽ không chỉ khăng định được chất lượng sản phẩm của mình, đứng vững tại thị trường EU mà còn có thêm các cơ hội mới để mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác.

Phòng vệ thương mại

Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xuất khẩu hàng hoá đã phải đối mặt với không ít ảnh hưởng tiêu cực của các công cụ phòng vệ thương mại thương mại, biểu hiện qua hàng loạt vụ kiện về chống bán phá giá. Tuy nhiên, với EVFTA, Việt Nam đã có thể yên tâm khi hiệp định đã bổ sung những quy định mới về cơ chế tự vệ và đảm bảo xem xét kỹ càng hơn về các điều kiện khi các công cụ phòng vệ thương mại được áp dụng.

Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu và nắm rõ cơ chế để tận dụng hiệu quả các công cụ phòng vệ thương mại, giảm thiểu được phần nào những ảnh hưởng nhất định trong quá trình EVFTA được chuyển đổi. Không những thế, lợi ích của các bên liên quan cần được tính toán kĩ lưỡng rồi mới áp dụng.

Ảnh hưởng từ cam kết về đầu tư

Tương tự như trong WTO, hằu hết các FTA mà Việt Nam ký kết chỉ dừng lai ở các cam kết mở cửa đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ mà chưa đề cập đến lĩnh vực hàng hoá. Tuy nhiên, trên thực tế, nước ta từ lâu đã tạo những cơ hội cởi mở cho các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá mà không đặt ra khữủg quy định rõ ràng. Trong EVFTA, Việt “= đã có những Sơ kết M ` về – rộng cơ hội đầu tư cho hoạt động sản xuất. Đây được nhận định là mức độ cam kết thống nhất mà trong các FTA trước chưa từng có. Đối với ngành sản xuất da giày, rộng nhâ đó, các nhà đầu tư từ EU sẽ được  ất sẽ mở cửa hoàn toàn, theo đó, nhà nước ta cam kết sẽ bảo vệ về nhữ lí bảo những lợi ích hợp pháp, nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp. Điều này mang đề sẽ ø đến cho ngành sản xuất và xuất khẩu da giày có thêm những nguồn lực dồi dào để thực hiện mục tiêu tăng trưởng.

Ảnh hưởng từ các cam kết khác

“Biên cạnh các yếu tố chính nêu trên, Hiệp định EVFTA còn để cập đến những vấn đê quan trọng khác như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, công nghệ số,…. Những nội dung này mặc không có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang thị trường EU nhưng đều có tác động nhất định đến từng khâu của hoạt động sản xuất, xuất khẩu hay thu hút nguồn vốn FDI. Ví dụ, các cam kết về hải quan và thuận lợi hóa thương mại sẽ tác động trực tiếp đến việc thông quan, cũng như thời gian vận chuyền hàng hóa sang nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, yêu cầu về sở hữu trí tuệ cũng mang lại một môi trường thuận lợi, công bằng, lành mạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục học hỏi, nghiên cứu và có những chiến lược riêng để cải tiến và đổi mới, từ đó, doanh nghiệp có được lợi ích tối đa khi tham gia vào thị trường quốc tế.

Vai trò của hoạt động đấy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày sang thị trường EU trong bối cảnh thực thi hiệp định EVEFTA

Góp phân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Hiện nay, EU là đối tác nhập khâu da giày hàng đầu của nước ta, và kèm theo đó, đây là thị trường hứa hẹn về tăng trường khi có nhu cầu về da giày lớn và mức chi tiêu cho sản phẩm cao. Việc đây mạnh xuất khẩu da giày sang thị trường EU không những mang lại cho Việt Nam nguồn ngoại tệ đồi dào mà còn tiền đề để tăng trưởng kinh tế, GDP, củng cố mối quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam — EU, đưa cả hai nền kinh tế phát triển bền vững.

Hơn nữa, giống với dệt may, da giày cũng là ngành sản xuất yêu cầu nguồn cung lao động khổng lồ, từ lao động phổ thông đến lao động kỹ thuật, chuyên môn cao. Nếu hoạt động đây mạnh xuất khâu đa giày sang thị trường EU có hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh sau từng năm thì các doanh nghiệp sẽ có nguồn thu để mở rộng quy mô sản xuất và quy mô lao động. Đây sẽ là nguồn lực to lớn góp phần nâng cao tay nghề cho lao động ở nước ta cũng như mang lại sự ôn định cho xã hội

Môi quan hệ thương mại gắn kết và ôn định giữa Việt Nam — EU đồng thời cũng là cƠ sở cho các doanh nghiệp FDI tìm đến và tăng cường đầu tư, xây dựng thêm các ÉCN, nhà máy, cơ sở hạ tầng, giúp Việt Nam tiếp cận được những kỹ thuật và công nghệ hiện đại, góp phần không nhỏ đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Tận dụng tiềm năng của mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Trong hoạt động thương mại quốc tế, ngành da giày luôn chứng mỉnh được vị thể chủ lực của mình với Sự tăng trưởng mạnh mẽ qua mỗi năm. Với nhiều lợi thế nồi bật như nguồn nhân công đồi dào và giá rẻ, thu hút được một lượng lớn nguồn vốn FDI và sự tiến bộ về máy móc, công nghệ hiện đại, các chính sách thúc đây hoạt động xuất khâu da giày, đây hứa hẹn sẽ là ngành mang lại cho Việt Nam nguồn lợi nhuận lớn, giúp tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực, ngành da giày Việt Nam sẽ càng thêm thuận lợi khi xuất khẩu vào thị trường EU bởi những cam kết hấp dẫn về thuế quan và những cam kết khác về đầu tư, bảo hộ,…. Có thể nói, EVFTA là cơ hội lớn để Việt Nam sớm đạt được mục tiêu trở thành quốc gia xuất khẩu da giày hàng đầu thế giới.

Tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường da giày tiềm năng tại EU

EU là liên minh kinh tế lớn nhất thế giới, với tổng dân số hơn 747 triệu dân và GDP hơn 14 nghìn tỷ Euro, là quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn cả về hàng hoá lẫn dịch vụ (Quang Dững, 2022). Đặc biệt, đây còn là khu vực có nhu cầu về da giày lớn trên thế giới, sở hữu ngành công nghiệp giày đép phát triển quy mô lớn và hiện đại, luôn là một trong những khu vực đứng đầu về tiêu dùng đồ da. Những năm gần đây, do gặp phải áp lực cạnh tranh với các nước có lợi thế về nguồn nhân công, sản xuất da giày tại EU đã không còn phát triển như trước, thay vào đó, đây trở thành nhà nhập khẩu lớn. Những yếu tố trên cho thấy các triển vọng tích cực cho ngành da giày ở thị trường này, nhất là khi hiệp định EVFTA đã thực thi từ năm 2020, đã mang lại cho các doanh nghiệp nước ta những lợi thế cực kỳ lớn so với các đối thủ cạnh tranh.

Mở rộng và thức đẩy quan hệ thương mại tự do song phương Việt Nam — EU

Trải qua chặng đường hợp tác cùng phát triển hơn 30 năm, mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam — EU đã trở nên cực kỳ gắn kết và bền chặt với nhiều hiệp định được ký kết như PCA, EVETA, EVPIA. Nước ta trở thành đối tác thương mại thứ 15 của EU và là đối tác hàng đầu của EU trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020. EU cũng trở thành đối tác nước ngoài lớn thứ 5 của Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp luỹ kế tính đến tháng 8/2022 đạt 27,6 tỷ USD (Bộ Công Thương, 20224). Việc thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU cũng phần nào giúp hoạt động trao đổi mua bán song phương diễn ra theo hướng cân bằng hơn. Trong khi EU nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu từ Việt Nam như dệt may, nông sản, da giày thì Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận với những sản phẩm công nghệ cao, dược phẩm, hoá chắt,… từ EU mà Việt Nam chưa đủ năng lực để sản xuất. Có thể nói, hoạt động trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam — EU đang diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, các hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai bên bổ sung lẫn nhau thay vì cạnh tranh, thúc đây hơn nữa hợp tác giữa hai bên.

==============

=========

Công ty chúng tôi chuyên nhận vận chuyển hàng lẻ và hàng nguyên container xuất khẩu đi Châu Âu giá tốt: 

Vì Sao Nên Chọn Indochina247 Logistics?

  • Đơn vị dày dạn kinh nghiệm, sẵn sàng xử lí hiệu quả các trường hợp phát sinh ngoài ý muốn.
  • Quy trình chuyên nghiệp, đảm bảo tính an toàn cho hàng hoá.
  • Thời gian nhanh chóng, đáp ứng tiến độ của quý khách.
  • Chi phí hợp lí, rẻ nhất thị trường tính đến thời điểm hiện tại.
  • Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn tận tâm.
  • Linh hoạt, nhạy bén, đảm bảo lợi ích khách hàng.

Quý khách cần chuẩn bị gì khi làm việc với chúng tôi?  

Quý khách hàng cung cấp cho công ty các thông tin cần thiết về sản phẩm cần vận chuyển:

  • Thông tin khách hàng: tên, số điện thoại….
  • Danh sách hàng và hình ảnh hàng
  • Khối lượng, số lượng
  • Kích thước và quy cách đóng gói hàng
  • Giá trị hàng
  • Thông tin người nhận hàng: tôi, số điện thoại, địa chỉ….
  • Các thông tin liên quan khác

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Indochina247 Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

Liên hệ với Chúng Tôi:

Công ty Cổ phần Bưu vận Quốc tế Đông Dương

Address: 157 Phố Chùa Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel: 0868.356.797

Email: lienhe@indochina247.com

Web:  https://indochina247.com/

Youtube: Xuất nhập khẩu Indochina

Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (Phần 3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (Phần 3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (Phần 3)
Xuất khẩu da giày và quá trình gia nhập EVFTA của Việt Nam (Phần 3)
Các dịch vụ khác:

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam;

https://indochina247.com/category/hang-xach-tay/hang-xach-tay-nhat-ban/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Hàn Quốc về Việt Nam;

https://indochina247.com/category/hang-xach-tay/van-chuyen-hang-tu-han-quoc-ve-viet-nam/

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Úc về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=uc

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Mỹ về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=My

– Dịch vụ vận chuyển hàng xách tay từ Anh về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=Anh

– Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Lào về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=L%C3%A0o

– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Campuchia về Việt Nam;

https://indochina247.com/?s=Campuchia

– Dịch vụ vận chuyển đường bộ từ Thái lan về Việt Nam

https://indochina247.com/?s=Th%C3%A1i+Lan

Thông tin tư vấn dịch vụ vận chuyển:

https://indochina247.com/category/tin-tuc-2/

Các nội dung có liên quan:

Bảng giá vận chuyển đường biển, Vận chuyển đường biển, Chuyển phát nhanh, Tư vấn xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu, Vận tải đường biển, Vận tải đường bộ, chuyển phát nhanh, bảng giá chuyển phát nhanh, báo giá chuyển phát nhanh, thủ tục hải quan, kho bãi và container, chuyển phát nhanh trong nước, chuyển phát nhanh quốc tế, chuyển phát nhanh 247, dịch vụ chuyển phát nhanh, Dịch vụ vận tải đường biển, Bảng giá và phí đường biển, bảng giá báo giá chuyển phát nhanh, Vận chuyển xuất khẩu đồ nội thất, Vận chuyển xuất khẩu viên nén mùn cưa, Vận chuyển xuất khẩu tinh bột sắn, Quy trình xuất nhập khẩu, Vận chuyển xuất khẩu vật liệu xây dựng, Vận chuyển xuất khẩu thủy sản, Vận chuyển xuất khẩu nông sản, Vận chuyển xuất khẩu dệt may, Vận chuyển xuất khẩu đồ mây tre đan, Vận chuyển xuất khẩu đồ gỗ,

Nhận đặt hàng order và vận chuyển trọn gói từ Mỹ và Canada

Vận chuyển hàng lẻ bằng đường biển sang Philippines rẻ như cho

Dịch vụ gửi hàng sang Sydney Úc bằng đường biển chuyên nghiệp giá rẻ

 

Hotline: 0868.356.797

error: Content is protected !!